Những cánh thiên nga lạc đường bay (Kỳ 2)

Xem ra, có không ít vấn đề cần phải giải quyết nếu muốn “đánh thức” nghệ thuật múa trong nước. Nhưng quan trọng là liệu những nhà quản lý nghệ thuật có chú trọng đến việc phát triển ngành múa hay không?

Xem ra, có không ít vấn đề cần phải giải quyết nếu muốn “đánh thức” nghệ thuật múa trong nước. Nhưng quan trọng là liệu những nhà quản lý nghệ thuật có chú trọng đến việc phát triển ngành múa hay không?

Sinh viên Trường Múa TP.Hồ Chí Minh tập luyện.
Sinh viên Trường Múa TP.Hồ Chí Minh tập luyện.

Nỗi khổ tâm mang tên “thu nhập”

Chuyện nhiều sinh viên trường múa “nửa đường đứt gánh”, thay đổi mục đích, chọn một con đường an toàn hơn không hiếm gặp. Khó khăn mà người nghệ sĩ múa gặp phải trên con đường rèn luyện, vươn đến với nghệ thuật chân chính quá nhiều.

Theo cô Trần Ly Ly - Phó hiệu trưởng Trường Múa TP.Hồ Chí Minh, với kinh nghiệm nhiều năm học tập và công tác trong ngành múa tại các nước phương Tây, ở các nước này, môi trường múa có tính chuyên nghiệp rất cao, nhưng lại ít tính ứng biến. Ngược lại, môi trường múa Việt Nam đa dạng, linh hoạt và khả năng kiếm tiền nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ hội để tiến đến nghệ thuật múa đỉnh cao thì hầu như không có. “Môi trường này khó lòng cho phép sự chuyên nghiệp, vì một người càng có khả năng thì sức hút của thị trường càng cao” - cô Trần Ly Ly nhấn mạnh.

Nghệ thuật múa trong nước, ngay ở miền Nam và miền Bắc cũng có sự phát triển khác nhau. Nếu như phía Nam, số lượng sinh viên theo học khóa múa không chuyên ngắn hạn (2 năm) chiếm đa số, còn lượng sinh viên theo học dài hạn, chuyên nghiệp thiếu trầm trọng, thì  ngược lại, phía Bắc đa số sinh viên theo học múa dài hạn, còn múa ngắn hạn thì không mấy.

Điều này xuất phát từ thực trạng phía Nam thị trường ca - múa - nhạc phát triển mạnh, còn phía Bắc thì những người theo học ngành múa là để theo con đường quản lý - giáo dục. Tuy nhiên, dù có sự khác biệt như vậy thì vẫn có một điểm chung là  người đến với ngành múa như một nghề hợp thời, hay tìm sự ổn định phù hợp khả  năng thì nhiều, còn người thực sự yêu nghề, muốn vươn đến đỉnh cao của nghề lại không có là bao.

NSND Chu Thúy Quỳnh - Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam trăn trở: “Ở thời của sự tăng trưởng kinh tế thì nghệ thuật múa để phát triển thật khó khăn. Người ta cần múa phục vụ lễ hội, múa trong các câu lạc bộ, nhà hàng giải trí, phụ họa cho ca sĩ khỏi trống sân khấu; múa phục vụ cho đám cưới... múa sao cho thật tưng bừng và đẹp đội hình là ổn rồi.

Các loại hình múa sinh hoạt hiện đại tràn ngập đường phố, dòng nghệ thuật múa chính thống mang đầy đủ chức năng biểu diễn, giáo dục thẩm mỹ với chất lượng nghệ thuật cao thì ít người biết tới. Ngày nay, đời sống nhân dân ngày càng cao nhưng nghệ thuật múa Việt Nam dường như lại đang gồng mình để chống chọi với nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền”. Làm sao giữ tâm nghiệp khi nghệ sĩ múa, tốt nghiệp và công tác tại một nhà hát Trung ương danh tiếng lại có đồng lương chưa đến 2 triệu đồng?”

Đãi ngộ nghề múa, tại sao không?

Làm thế nào để nghệ thuật múa trong nước phát triển cân bằng và đúng hướng, làm thế nào để “níu” nghệ sĩ lại với nghề, đó là bài toán không hề đơn giản trong tình trạng múa thị trường rầm rộ, múa chuyên nghiệp ngủ vùi như hiện nay.

Nhiều nghệ  sĩ tâm huyết đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có tìm hướng đi để dung hòa giữa thị trường - chuyên nghiệp, đãi ngộ nghệ  sĩ để thúc đẩy múa chính thống... Theo cô Trần Ly Ly thì quan trọng là tìm nguồn ra hấp dẫn, chế độ lương bổng hợp lý, tạo những cuộc thi hấp dẫn để nghệ sĩ thi thố và chứng tỏ khả năng. Ngoài ra, nghề múa thì khắc nghiệt mà tuổi nghề thì ngắn, chỉ chừng 20 năm là cao, vì vậy, tạo điều kiện cho nghệ sĩ múa tiếp tục phát triển các hướng hợp lý sau khi hết tuổi biểu diễn cũng rất cần thiết.

Nghệ sĩ Chu Thúy Quỳnh, với kinh nghiệm học hỏi từ ngành múa trên thế giới thì chia sẻ: “Ở Trung Quốc, trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ tạo ra cách giải quyết bằng cơ chế cho nghệ sĩ vay vốn, được mở nhà hàng khách sạn để nuôi nghệ thuật. Biểu diễn nghệ thuật gắn liền với văn hóa du lịch để quảng bá, kinh doanh. Các đài truyền hình từ Trung ương đến địa phương rất chú trọng liên kết với Hội nghệ sĩ múa để phát sóng các chương trình múa trong nước. Còn ở ta, truyền hình Trung ương chú trọng nhiều đến quảng bá hàng hóa còn nghệ thuật khá hạn hữu. Hội múa chúng tôi tổ chức những cuộc thi mang tính nghệ thuật cao như tài năng múa, múa dân tộc ít người, nhưng không có kinh phí cho nhà đài nên chỉ được đưa tin qua loa...”.

Nghệ sĩ Đinh Linh thì chia sẻ tại một hội thảo về phát triển nghệ thuật: "Suốt hơn 20 năm trong nghề múa, tôi từng chiêm ngưỡng biết bao tác phẩm múa, thấy bao người nghệ sĩ tài năng và cũng đã buồn khi thấy những nghệ sĩ khổ luyện 8, 10 năm để rồi quyết định bỏ nghề để đi làm kinh doanh vì không được đãi ngộ, không có môi trường để phát huy... Công tác marketing nghệ thuật, tìm đầu ra cho nghệ thuật chân chính chưa được chú trọng, chế độ và ưu đãi cho lao động nghệ thuật không nhiều... là một trong những nguyên nhân của tình trạng trên...”.

Xem ra, có  không ít vấn đề cần phải giải quyết nếu muốn "đánh thức" nghệ thuật múa trong nước. Nhưng quan trọng là liệu những nhà quản lý nghệ thuật có chú trọng đến việc phát triển ngành múa hay không. Trong lúc chờ đợi, chúng ta vẫn phải hy vọng vào tương lai của nghệ thuật múa Việt Nam, đến từ những nghệ sĩ chân chính, những người yêu nghề, cả những người ngoài nghề biết quan tâm đến nghệ thuật múa.

(Còn tiếp) 

Ngọc Mai

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).
(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.