Nhạc sĩ Ngọc Đại“bơi” trong dòng nhạc đương đại

 Được biết đến như một gã chơi ngông - một ông chủ của những âm thanh khó hiểu, bản thân Ngọc Đại cũng tự nhận mình là “kẻ hâm”, độc hành trên con đường mình thích...

Được biết đến như một gã chơi ngông - một ông chủ của những âm thanh khó hiểu, bản thân Ngọc Đại cũng tự nhận mình là “kẻ hâm”, độc hành trên con đường mình thích.

Nhạc sĩ Ngọc Đại“bơi” trong dòng nhạc đương đại ảnh 1
 

Ngọc Đại nói về “trò chơi” âm nhạc đương đại của mình như sau: “Tác phẩm sắp đặt không có người mua thật nhưng dù sao nó cũng là một xu thế trong mỹ thuật, muốn hay không muốn thì công chúng cũng đã phải công nhận sự tồn tại của nó.

Âm nhạc đương đại cũng vậy, cụ thể là các tác phẩm của tôi, có thể bây giờ thính giả chưa quen, chưa có dịp tìm hiểu thì chưa thích. Nhưng tôi tin rằng sẽ có lúc nó khẳng định được vị trí của mình bởi tôi soạn nó bằng tư duy của người Việt, trên cơ sở ngôn ngữ của người Việt, âm nhạc truyền thống của người Việt thì không có lý gì người Việt lại không hiểu”.

Vẫn có thính giả riêng

* Tại sao anh lại chọn âm nhạc đương đại, một lối đi đầy chông gai và quá mới mẻ với khán giả Việt Nam?

Sáng tạo là gì?

“Tôi quan niệm sáng tác là sáng tạo cái riêng mang đậm yếu tố cá nhân, chứ không đi theo một lối mòn, nên điều cần là tự tìm cho mình một quan điểm sáng tác và phải tự chịu trách nhiệm với tác phẩm mình đã sáng tạo ra. Làm được điều đó cần phải nắm vững âm nhạc cổ điển và những kỹ thuật sáng tác của nó. Đừng thụ động như em bé bị thả vào rừng, cứ thấy người là sợ”.
- Đó là một sự phản kháng môi trường âm nhạc đã quá cũ kỹ và tự đóng khuôn mình, an phận với những giá trị cũ. Và quan trọng là tôi thích tự do sáng tạo. Tôi vẫn có những thính giả nghe nhạc của tôi. Tác phẩm của tôi cũng nhiều lần được trình diễn tại Hà Nội, cả ở TP.Hồ Chí Minh nữa.
Đúng là đi trên con đường này cần sự dũng cảm. Thế nhưng muốn sang sông thì phải tập bơi. Tôi đang “bơi” trong dòng nhạc đương đại.

* Vậy anh viết để thuận tai người nghe hay chỉ viết cho mình, viết cái mình thích? Có hay không một thái độ bất chấp, thách thức khi sáng tạo?

- Tôi làm trước hết là vì mình thích, có nhu cầu hướng đến cái mới. Nếu có nhiều người thông cảm và thích công việc của tôi thì tốt, tôi rất vui. Tôi không làm nghệ thuật theo kiểu bất chấp, cũng không thách thức ai cả.

Có những người làm nhạc như tôi và số đó không phải là ít. Thử nghĩ xem, ban đầu chúng ta nghe nhạc cổ điển, cổ truyền rồi lại làm quen và yêu thích Pop, Rock, Hip Hop. Với mỗi dòng nhạc, ban đầu có thể người ta tiếp cận vì tò mò nhưng có thể sau đó họ sẽ thích.

a
Nhạc sĩ Ngọc Đại cùng 2 thành viên khác của nhóm "Đại Lâm Linh"

“Giới làm nghệ thuật... nhiều người tráo trở lắm”

* Nhưng những công việc thể nghiệm thế này thường ít tìm được sự đồng cảm ngay cả trong giới làm nghệ thuật? Anh phải đối mặt với những định kiến như thế nào?

“Nỗi oan” Ngọc Đại

“Nhiều người đã phản ánh sai sự thật về các bài hát của tôi. Ví như trong bài “Mơ”, tôi viết “trên da thịt em thơm ngây” thì người ta viết ra là “trên da thịt em thơ ngây”, làm sai ý nghĩa của lời ca. Trong bài “Tự tình”, tôi viết: “Hôn đi môi anh ủ lửa” thì người ta lại bóp méo là: “Hôn đi môi anh phủ lưỡi”...”.

- Giới làm nghệ thuật, quản lý nghệ thuật cứ mang danh đó để chụp mũ, quy chụp, nhìn nhận sai, sẵn sàng vùi dập, cấm đoán sự khác mình. Tôi rất phản đối điều này. Nhiều người tráo trở lắm, họ hạ thấp người khác để tự nâng cao mình lên.

Ngay cả Phó Đức Phương, người bạn thân nhất của tôi cũng buông lời: “Thông thường, khi nghe nhạc tôi cố mở mình như tờ giấy trắng, không định kiến nhưng khi xem màn trình diễn của nhóm Đại - Lâm - Linh trong “Bài hát Việt” vừa qua, tôi có cảm giác khá mệt mỏi và cứ như phải chịu đựng. Tôi thấy rất khó chấp nhận được thì khán giả nói chung có phản ứng là điều hiển nhiên”. Tôi chẳng giận gì anh ta đâu nhưng tôi cho rằng anh ta quá tụt hậu và tôi coi thường anh ta.

Ghét người dám nói, không dám làm

* Đã có lần anh mạnh bạo tuyên bố rằng: “Nghe nhạc tôi chỉ có Sợ, Sởn, Sướng”. Phải chăng đó là một tuyên ngôn gây sốc như nhiều nhạc sĩ vẫn tự đánh bóng tên tuổi của mình?

- Hoàn toàn không phải như vậy! Có thể lúc đó tôi cho rằng khán giả khi nghe nhạc tôi sẽ sợ hãi, thích thú, rởn da gà và sướng như điên. Vì đấy là trạng thái của câu chuyện âm nhạc mà tôi kể với khán giả bằng ngôn ngữ cảm xúc khác nhau hay có thể gọi là lên đồng.

* Nghe nhạc của anh, thấy động, âm thanh đời sống đi vào tác phẩm một cách trực tiếp. Có người bảo làm nhạc đương đại như thế thì nhiều người có thể làm được. Anh nghĩ sao?

- Chị hãy nói giùm với họ rằng, Ngọc Đại nói và khuyến khích tất cả những ai tự tin rằng mình làm được nhạc đương đại thì nên làm ngay. Nhưng Ngọc Đại cũng nói rằng rất ghét những kẻ nào chỉ nói làm được mà không bao giờ dám làm cả!

* Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện, chúc anh luôn dồi dào sức sáng tạo!

Thu Hồng (Thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Một cảnh trong phim “Một điều ước”. (Ảnh minh họa. Nguồn: Nhà sản xuất)

Điện ảnh Việt rất cần những tác phẩm nhân văn

(PLVN) - Giữa thị trường điện ảnh rộng lớn, chủ đề ngày một phong phú, những bộ phim điện ảnh mang tinh thần nhân văn, lay động cảm xúc tích cực, mang theo giá trị “chân - thiện - mỹ” vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu, chinh phục trái tim khán giả.

Đọc thêm

Mãn nhãn, ấn tượng chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

12 nhóm nhảy hội tụ chung kết bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024.
(PLVN) - Tối 30/4, các nhóm xuất sắc nhất trong và ngoài nước ở bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính có cuộc đối đầu đầy kịch tính ở vòng chung kết, đem lại những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất cho khán giả có mặt tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024
(PLVN) - Trước sức nóng của hơn 20 nghìn khán giả tại Quảng trường Lâm Viên, 18 đội thi của Bảng phong trào mở rộng Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đã cho khán giả và ban giám khảo thấy được sự đầu tư chỉn chu từ biên đạo, âm nhạc, trang phục.

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).
(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.