Mùa “Xuân Hồng” trong những ngày lửa đạn

Trở lại với con đường âm nhạc tháng 8, Eurowindow & Melinh PLAZA tiếp tục phối hợp với Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam để giới thiệu với khản giả chặng đường âm nhạc của một trong những nhạc sĩ kỳ cựu của dòng nhạc cách mạng Việt Nam: Nhạc sĩ Xuân Hồng.

 Trở lại với con đường âm nhạc tháng 8, Eurowindow & Melinh PLAZA tiếp tục phối hợp với Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam để giới thiệu với khản giả chặng đường âm nhạc của một trong những nhạc sĩ kỳ cựu của dòng nhạc cách mạng Việt Nam: Nhạc sĩ Xuân Hồng.

xhy

Nhạc sĩ Xuân Hồng tên thật là Nguyễn Hồng Xuân, sinh năm 1928, tại Châu Thành, Tây Ninh. Sinh ra trong một gia đình nông dân yêu thích nhạc tài tử nên ông được học nhạc từ rất sớm. Xuân Hồng tham gia cách mạng từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với nhiệm vụ giao liên và hoạt động văn nghệ ở chiến trường. Năm 1949, ông bắt đầu sáng tác những ca khúc đầu tiên.


Người yêu nhạc gọi ông là nhạc sĩ của mùa xuân không chỉ vì tên ông là Xuân Hồng mà còn bởi mùa xuân là chủ đề ưa thích trong các sáng tác của ông. Nếu chia nghiệp sáng tác của Xuân Hồng thành hai thời kỳ thì “Bài ca may áo” là ca khúc mở màn cho hàng loạt các tác phẩm say sưa, ngập tràn tình yêu đất nước của người nhạc sĩ đang trong giai đoạn tuổi xuân phơi phới: “Xuân chiến khu” (1963), “Chiếc khăn tay” (1964), “Hành quân đêm” (1965), “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” (1966)... Với tình cảm tha thiết, mang đậm màu sắc dân ca Việt Nam và khả năng truyền cảm mạnh mẽ, các ca khúc này đã được phổ biến rộng rãi khắp các chiến trường.


Sau này, “Bài ca may áo” và “Xuân chiến khu” đã đoạt giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam 1965. Năm 1975, trong khí thế tưng bừng của ngày toàn thắng, ca khúc “Mùa xuân trên TP.Hồ Chí Minh” đã mở đầu cho thời kỳ sáng tác mới của Xuân Hồng. Đó là tiếng hát của trái tim cởi mở, tự hào và phơi phới tình yêu thiên nhiên, con người hòa quyện với tình yêu đất nước. Giai đoạn này, khi ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng như: Trưởng phòng Nghệ thuật sân khấu của Sở Văn hóa, Tổng Thư ký Hội Âm nhạc TP.Hồ Chí Minh, Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam... nhưng vẫn không quên dành cho âm nhạc những khoảng riêng qua nhiều ca khúc được khán giả yêu thích: “Mùa xuân bên cửa sổ”, “Cây đàn ghi ta của đại đội ba”, “Người mẹ Việt Nam”...

xh

Lịch sử âm nhạc Việt Nam ghi nhận những đóng góp to lớn của nhạc sĩ Xuân Hồng. Những sáng tác của ông đã vượt ra khỏi khuôn khổ của âm nhạc thuần túy để đến với mọi người, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống tinh thần của nhiều thế hệ. Những năm tháng kháng chiến, bài hát của ông đã vang vọng trên khắp các chiến trường. Cái tên Xuân Hồng đã hòa lẫn trong nhịp chày “cắc cùm cum” và tiếng “hê hế hê” lạ lẫm mà quyến rũ. Không chỉ là một nhạc sĩ, ông còn là một họa sĩ khi vẽ nên những bức tranh âm thanh đầy sống động về chiến khu với tiếng chim rừng vang hót khắp nơi.

Chương trình Con đường âm nhạc số tháng 8/2010 về nhạc sỹ Xuân Hồng sẽ diễn ra vào hồi 20h45 ngày 1/8 tại Nhà hát Quân đội TP.Hồ Chí Minh. Chương trình có sự tham gia của các nghệ sỹ: NSƯT Quỳnh Liên, NSƯT Thanh Thúy, Mỹ Lệ, Tấn Minh, Vân Khánh, Anh Bằng, Hồ Bích Ngọc...
 
Anh Phương

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.