Đặng Hữu Phúc và “Phác thảo mùa thu”

Những khúc nhạc du dương do chính tác giả độc tấu đàn piano đã mở màn cho đêm nhạc: “Phác thảo mùa thu” – nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc vào tối qua 05/09/2010.

Những khúc nhạc du dương do chính tác giả độc tấu đàn piano đã mở màn cho đêm nhạc: “Phác thảo mùa thu” – nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc vào tối qua 05/09/2010.

a
Ảnh : KP

Ngay từ khi là sinh viên trường Học viện Âm nhạc Việt Nam Đặng Hữu Phúc đã để lại nhiều tác phẩm mang màu sắc lãng mạn và được sáng tác theo những rung động của chính trái tim mình. Trong đêm nhạc, khán giả đã có dịp thưởng thức các tác phẩm do ông biểu diễn như: “Prélude” (viết khi ông 18 tuổi), “Ngày hội” (đã từng lưu diễn ở Châu Âu). Sau khi “Tổ khúc” (viết tặng Đặng Thái Sơn năm 1973) vang lên, ông vui vẻ chia sẻ với khán giả về những kỷ niệm khi ông sáng tác và biểu diễn với Đặng Thái Sơn.

Cùng với việc chắt lọc những nét tinh túy trong âm nhạc dân gian như chèo, tuồng, chầu văn, Đặng Hữu Phúc đã tìm được cảm hứng sáng tác cho riêng mình, tạo được nhiều bất ngờ và góp phần không nhỏ vào việc phát triển dòng nhạc giao hưởng Việt Nam.

Tác phẩm “Pizzicato Việt Nam” do dàn nhạc dây Nhà hát Nhạc Vũ Kịch VIệt Nam biểu diễn, tác giả chỉ huy đã kết thúc phần khí nhạc và đưa khán giả đến với phần tư liệu nhạc cho phim.

Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc với piano tạo nên dấu ấn đậm nét trong số những tác phẩm thanh nhạc của ông. Tại đêm nhạc, các ca sỹ cùng với pianno Bùi Đăng Khánh đã chuyển tải thành công những âm hưởng lãng mạn ấy khi biểu diễn một số tác phẩm tiêu biểu trong chùm các ca khúc Romances của ông. Những giai điệu đẹp ấy đều được viết ra bởi chính cảm xúc và trái tim của tác giả.

a
ảnh : KP

Có thể nhận định rằng, trong tiến trình phát triển của âm nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam thể loại Romance được coi là cầu nối giữa thanh nhạc và khí nhạc. Qua Romance, người nghe được nghe những tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp thực sự và dần dần sẽ đến với khí nhạc.

Ông chia sẻ: “ Khi còn là sinh viên học viện âm nhạc, cái chất romance đã dần ngấm vào trong tôi, tôi đã cảm nhận được vẻ đẹp cao sang, tinh tuý của nó. Từ năm 1975 tôi đã bắt đầu viết, bài Romance đầu tay, phổ thơ của Chu Hoạch. Từ năm 1986, có thêm sự cộng tác chặt chẽ của nhà thơ Phan Đan về ca từ, tuyển chọn 60 Romances và ca khúc với piano đã được ra đời”.

Cái đẹp trong Romance của ông là những cảm nhận vẻ đẹp của tình yêu, vẻ đẹp tinh tế của những quan sát rung động từ con tim với thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp vĩnh cửu nhưng luôn sống động quanh ta mà nhiều khi ta quên mất thì chính Đặng Hữu Phúc đã làm thức tỉnh những cảm nhận tinh tế của chúng ta bằng ngôn ngữ âm nhạc.

Trong đêm nhạc, khán giả đã có dịp thưởng thức một số tác phẩm trong tuyển tập 60 bài romances của Đặng Hữu Phúc như những bài: “Sau khi biết em”, “Ngày mai chớm lạnh” do Mạnh Dũng biểu diễn. Minh Chuyên với "Du thuyền trên Hồ Tây" và "Cơn giông"….Tấn Minh cùng “Bên dòng sông năm tháng”, “Kỷ niệm không em, kỷ niệm không hồn”. "Ngọn gió mùa xuân", “Tôi vẫn hát” được biểu diễn bởi Ngọc Anh. Trọng Tấn với "Ánh trăng", “Tiếng chuông giao mùa”. Dàn hợp xướng Acappella đã trình diễn các bản"Ru con mùa đông", “ Lời ru trống đồng” và bản “Bốn mùa” (Tiếng mùa xuân, Tình ca mùa hè, Trăng Chiều, Hà Nội mưa mùa đông).

Chương trình con đường âm nhạc tháng 9 đã khép lại bằng bản “Đất nước” do dàn nhạc giao hưởng hợp xướng biểu diễn và sẽ tái ngộ khán giả yêu nhạc ở những số tiếp theo.

Khánh Phương

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.