Thế giới ngầm dưới chân thành phố Naples

Hệ thống hầm ngầm Naples
Hệ thống hầm ngầm Naples
(PLO) - Một hệ thống ngầm như mê cung dưới lòng đất vô cùng ấn tượng bao gồm các hang động và đường hầm, những chiếc xe hơi cổ và cả những di tích từ thời Thế chiến II bị lãng quên giờ đây trở thành khu tham quan du lịch, nằm ngay bên dưới thành phố cổ đại Naples, nước Ý. 

Ở những thành phố cổ như Naples, người dân địa phương đã quá quen với những kho báu từ thời La Mã cổ đại, những hồ chứa nước cổ xưa và nhiều đồ đạc là tác phẩm từ thời xa xưa nằm dưới nền nhà, chỉ được phát hiện ra khi người ta đào móng để xây dựng hoặc cải tạo nhà cửa. 

Hầm ngầm của Hoàng gia

Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất là việc tình cờ phát hiện ra thế giới ngầm này vào năm 2005, đúng vào thời điểm các nhà địa chất của chính phủ tiến hành kiểm tra một số mỏ đá dưới khu vực Monte di Dio.

Họ đã phát hiện một trong những hệ thống hầm ngầm, những lối đi đầy ấn tượng được làm từ thời xưa, lại xếp đầy những chiếc xe hơi cổ và những di tích bị lãng quên từ thời Chiến tranh Thế giới II, nằm sâu 150m bên dưới quảng trường Piazza del Plebiscito. 

Hình ảnh dưới hệ thống hầm ngầm Naples
Hình ảnh dưới hệ thống hầm ngầm Naples

Được xây dựng vào năm 1853, hệ thống hầm ngầm Bourbon gồm nhiều tầng, rộng 1.022m2, ngày nay được biết đến với tên gọi Galleria Borbonica, được vua Ferdinand II của triều Bourbon xây dựng. Mục đích là tạo ra một lối đi bí mật, một nơi đủ lớn để quân đội và ngựa có thể đi từ Hoàng cung tới các doanh trại quân đội mà không bị phát hiện. 

Sau đó, bắt đầu từ những năm 1930, hệ thống đường hầm này được sử dụng làm kho chứa hàng cấm và xe vận chuyển lậu. Sau cùng, các lối đi và phòng dưới hầm trở thành nơi trú ẩn tránh không kích trong thời Thế chiến II, trước khi bị đóng cửa hoàn toàn vào đầu thập niên 1950 và bị quên lãng kể từ đó. 

Tuy nhiên, vào năm 2012, một người lính tên Tonino Persico, 90 tuổi may mắn sống sót sau cuộc chiến tàn khốc, đã liên lạc với nhà địa chất học Gianluca Minin, người đang phụ trách tiến hành cuộc khai quật phần còn lại của hệ thống hầm, để thông báo về một hầm tránh bom bên dưới toà nhà Palazzo Serra di Cassano, một cung điện nằm dưới quảng trường Piazza del Plebiscito.

Phải mất đến 3 năm, ông Minin và nhóm khai quật của ông mới don sạch sẽ đống đổ nát trong khu vực này. Đến tháng 12/2015, Bảo tàng Galleria Borbonica đã khai trương một chương trình tham quan xúc động tên Via Delle Memorie để tưởng niệm những người đã trú ẩn ở đây trong thời chiến.

Cuộc sống khốn cùng trong thời chiến

Paolo Sola, một trong những thành viên sáng lập của Viện Bảo tàng Galleria Borbonica, thường dẫn khách tham quan vào sâu trong những đường hầm mà ánh sáng lập lòe, mờ ảo. 

Không khí trong này là sự pha trộn giữa sự cũ kỹ, quên lãng, sự tàn lụi, mục ruỗng, thậm chí là cả mùi nước tiểu. Khi đi bộ trên những con đường đất, du khách sẽ nhìn thấy những con hẻm chồng chéo lên nhau như một mê cung trong hầm ngầm.

Dưới hệ thống hầm ngầm Naples
Dưới hệ thống hầm ngầm Naples

Trên tường gắn những bóng đèn chạy pin nhỏ, cuốc, những dụng cụ đào và các thiết bị thăm dò khác…nhìn quanh quất, chắc hẳn công việc khai quật vẫn đang được tiến hành và không biết đến khi nào người ta mới khai quật hết tất cả các đường hầm trong này. 

Cuối cùng, du khách tới tham quan sẽ đi xuống một lối đi bằng cầu thang để tới hầm trú ẩn tránh bom. Khi đi xuống những bậc cầu thang này, người ta có thể mường tượng ra khung cảnh khốn cùng trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt.

Đó là khi trong hầm thì tối, cầu thang hẹp và không có đèn hay bất kỳ vật chiếu sáng nào, không biết bao nhiêu người xô đẩy, chen lấn nhau để được xuống hầm tránh bom. Mặc dù hầm là để trú ẩn an toàn, nhưng không biết bao người đã khổ sở, thậm chí là mất mạng dưới căn hầm này. 

Một người sống sót sau cuộc chiến, Giáo sư Aldo De Gioia của Bảo tàng ngầm Napoli Sotterranea - nơi cũng từng là hầm trú ẩn tránh bom, kể lại một phần lịch sử đầy đau thương mà ông vẫn luôn muốn quên đi. “Lúc đó tôi biết một cô gái, cô ấy có cái tên rất đẹp Edina, mái tóc màu nâu mượt mà và đôi mắt màu xanh lục.

Chính mắt tôi chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng ấy, khi Edina theo đoàn người xô đẩy nhau xuống hầm, nhưng cô ấy đã bị người ta đẩy lăn lông lốc từ cầu thang xuống, rồi bị dẫm đạp cho đến chết. Quả thật cảnh tượng đó thật quá đáng sợ!”. Ông De Gioia giờ đã là một người lớn tuổi, nhưng vào thời đó chỉ là một cậu bé tám tuổi. “Lúc đó tôi chỉ biết khóc bất lực mà không thể làm được gì cả”. 

Ông Paolo Sola khi dẫn khách đi tham quan cũng không quên kể về tiêng còi báo hiệu, tiếng chuông trong đường hầm có thể nói là nỗi sợ hãi đối với mọi người. Nếu như bạn nghe tiếng còi báo hiệu trong một bộ phim thì chẳng có gì đặc biệt, nhưng cũng âm thanh của còi báo hiệu đó và vang lên trong đường hầm này thì quả thực vô cùng ám ảnh và đáng sợ khiến lồng ngực như bi siết chặt lại. 

“Khi quan sát thấy máy bay của kẻ thù từ Salerno, các đảo Ischia và Capri, tiếng còi báo hiệu sẽ vang lên ba lần”, Paolo Sola giải thích, “Điều này có nghĩa là máy bay đang trên đường tấn công và người dân có 15 phút để xuống hầm trú ẩn an toàn”, Paolo nói. 

Hệ thống hầm ngầm Naples
Hệ thống hầm ngầm Naples

Ông Paolo Sola cũng chỉ cho khách tham quan về một ống tiêm và kim tiêm han gỉ được tìm thấy khi cuộc khai quật được trưng bày. Theo Sola, rất nhiều người bị thương trên mặt đất và họ phải chạy xuống thang đến hầm trú ẩn. Bác sĩ cố gắng chăm sóc họ tốt nhất có thể trong không gian nhỏ hẹp được dành cho bệnh viện, nhưng thời đó có rất ít thuốc men sẵn có. 

Nhiều người cũng bị ốm và suy dinh dưỡng vì cầu cảng, đường bộ, đường sắt bị địch đánh bom hư hại nghiêm trọng, do vậy mà thực phẩm thường được chở bằng xe tải đến thẳng chợ đen với giá đắt cắt cổ. Đường ống dẫn nước cũng bị phá hủy nghiêm trọng nên không có nước sạch, hệ thống nguồn điện bị cắt. Ở dưới hầm, người trú ẩn buộc phải dựa vào các pin DC yếu ớt. 

Vẫn phải sinh tồn

Chiến tranh, bom đạn đã khiến hàng ngàn người Naples mất nhà cửa và phải cư trú vô thời hạn dưới hầm trú ẩn. Trong khi điều kiện sống trong hầm vô cùng tồi tệ, trạm xá cách nhà vệ sinh vài chục mét, phòng tắm và bồn rửa được ngăn bằng vách tường xi măng.

Bên cạnh không gian này là khu vực kín đáo với ba bức tường dành cho mọi người ngủ. Giờ đây vài tấm chiếu mỏng được trải ra với mục đích trưng bày. 

Khi các nhà nghiên cứu bắt đầu khai quật đường hầm, họ cũng đã tìm thấy những chiếc bếp di động, những chiếc bình và chậu bằng thiếc đã han gỉ, những nồi ám khói đen xì, thậm chí cả những xe nôi em bé cùng hàng loạt đồng dùng sinh hoạt khác…

Từng đó thứ đã dựng lên khung cảnh con người đang cố gắng tạo ra một cuộc sống trong bóng tối và sự lạnh lẽo dưới lòng đất. Sự cay đắng mà họ từng phải chịu đựng dường như vẫn hiện hữu rõ ràng.

Mặc dù cuộc sống khốn cùng, nhưng con người vẫn phải sống và vẫn có  những niềm vui nho nhỏ le lói đâu đó. Khi đàn ông và phụ nữ không thể chịu được nỗi lo lắng và đau khổ hướng về người chồng, người cha và anh em của mình ngoài mặt trận xa, nhưng bọn trẻ con vô tư lại có cách để chơi đùa để thời gian trôi nhanh. “Chúng tôi chơi cùng nhau”, De Gioia kể lại. “Chúng tôi chơi trốn tìm, nhưng phải cẩn thận vì rất dễ bị lạc ở dưới đó”. 

“Đôi khi, có ai đó hát bài O Sole mio (một ca khúc truyền thống Naples)” ông De Gioia nhớ lại đầy bâng khuâng. Bằng giọng hát mềm mại, đầy giai điệu và hoàn hảo từng nốt, ông De Gioia hát hai câu đầu tiên của đoạn điệp khúc. “Ca hát  có lẽ là cách để chúng giải thoát nỗi buồn trong sự cùng quẫn”, ông nói…/.

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.