Thể chế hóa nhiều quyền cơ bản của công dân

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTW MTTQ) Việt Nam (Ban Thường trực) vừa có dự thảo Báo cáo kết quả công tác giám sát và phản biện xã hội năm 2020 của cơ quan này. Trong đó nhấn mạnh, từ khi Hiến pháp 2013 được ban hành, nhiều quyền cơ bản của công dân đã thể chế hóa. 

Cụ thể những nội dung nhân dân thụ hưởng

Theo đó, đến hết tháng 12/2020, Ban Thường trực và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội đã thực hiện và hoàn thành 10 nội dung giám sát theo kế hoạch và 1 nội dung phát sinh mới. Trong các nội dung này có việc giám sát Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn và giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Trong năm 2020, Ban Thường trực đã tổ chức nghiên cứu, xem xét và kiến nghị, sửa đổi Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh). Qua nghiên cứu báo cáo của 63 tỉnh, thành phố và thực tiễn thực hiện Pháp lệnh cho thấy, Pháp lệnh đã tạo dựng cơ sở pháp lý trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định cho người dân những quyền dân chủ thực sự. Đặc biệt, từ khi Hiến pháp 2013 được ban hành, nhiều quyền cơ bản của công dân đã thể chế hóa. 

Bên cạnh những ưu điểm, một số quy định của Pháp lệnh cũng như quá trình thực hiện bộc lộ những hạn chế, vướng mắc nhất định. Điển hình là việc công khai để nhân dân biết có nơi còn hình thức, chưa phù hợp; việc tổ chức để dân bàn quyết định trực tiếp còn ít; công tác giám sát trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cần quy định cụ thể hơn… 

Từ thực tế trên, Ban Thường trực đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Luật). Bởi theo quy định tại Điều 14 của Hiến pháp thì các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và phải do Luật quy định. Hơn nữa các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tế đòi hỏi có các quy định chặt chẽ và đồng bộ hơn để điều chỉnh mới bảo đảm hiệu quả, thực chất dân chủ ở cơ sở. 

Dự thảo luật cần mở rộng phạm vi điều chỉnh, trong đó bổ sung những quy định về nội dung nhân dân thụ hưởng. Đây là những vấn đề cần được quan tâm, để bảo đảm mục tiêu xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì Nhân dân. Đồng thời, dự thảo Luật cần xác định cụ thể, kỹ lưỡng các chính sách sẽ được thể chế hóa theo hướng tăng cường hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp tại cấp cơ sở.

Đó là tăng số lượng các công việc mà cấp chính quyền cơ sở phải thông tin, thảo luận, tiếp thu các ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân; thể hiện vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, cũng như các cơ quan đại diện ở địa phương. Đặc biệt, cần thể chế hóa nội dung “dân chủ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực” trong dự án Luật.

Bên cạnh đó, cần có thêm các quy định về hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp để người dân thể hiện quan điểm, chính kiến - nhất là trước khi ban hành các quyết định hành chính của người đứng đầu cơ quan nhà nước ở địa phương. Khi người đứng đầu cơ quan nhà nước chưa làm tròn trách nhiệm, có sai phạm trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, người dân có quyền phản ánh và đối thoại, yêu cầu được giải trình và có chế tài xử lý cụ thể.

Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ rà soát, đối chiếu với Luật Tiếp cận thông tin, Luật Trưng cầu ý dân, Luật An ninh mạng, các dự thảo Luật Tổ chức thi hành pháp luật, Luật Ban hành quyết định hành chính khi xây dựng dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở để bảo đảm sự đồng bộ, chặt chẽ tránh chồng chéo.

Đồng thời xác định, quy định rõ những nội dung thông tin nếu bị lộ, lọt sẽ đe dọa sự tồn vong của quốc gia, dân tộc mới thuộc bí mật nhà nước, bí mật quốc gia để trách bị lợi dụng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người dân cần được công khai, cung cấp thông tin kịp thời bằng các phương thức khác nhau để người dân được biết, được kiểm tra, được bàn. 

Đề xuất bổ sung đối tượng được hỗ trợ do đại dịch 

Trong kiểm tra việc giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, năm 2020, Ban Thường trực đã chủ động triển khai nhiều hoạt động đồng hành cùng Chính phủ, người dân trong việc khắc phục những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra, trong đó có nội dung giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với sự tham gia của MTTQ Việt Nam các cấp từ khâu lập danh sách, niêm yết công khai danh sách đến hình thức chi trả hỗ trợ.

Qua kiểm tra việc giám sát cho thấy, hệ thống MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đã kịp thời vào cuộc thực hiện các hoạt động giám sát; các địa phương cơ bản đã chi trả xong cho các nhóm đối tượng: Người có công và gia đình chính sách; hộ nghèo, hộ cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Việc triển khai gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của cấp ủy, chính quyền các cấp; các tầng lớp nhân dân, người lao động, doanh nghiệp nhận tiền hỗ trợ từ Chính phủ với tâm trạng phấn khởi, lạc quan, qua đó, củng cố thêm niềm tin vững chắc đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị…

Tuy nhiên, việc triển khai gói hỗ trợ thời gian đầu nhiều địa phương còn lúng túng; đội ngũ cán bộ cơ sở năng lực không đồng đều, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế nên việc rà soát, lập danh sách các đối tượng còn sai sót, dẫn đến chậm trễ chi trả; một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa từ gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ nên còn đòi hỏi, gây áp lực với cán bộ, công chức trực tiếp ở cơ sở; việc thẩm định các điều kiện để hỗ trợ các nhóm đối tượng người lao động gặp nhiều khó khăn…

Sau kiểm tra, giám sát, Ban Thường trực đã đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung thêm một số đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đó là người có công không hưởng trợ cấp thường xuyên, từ 80 tuổi trở lên; giáo viên mầm non tại các trường tư thục; giáo viên hợp đồng tại các trường công lập; người lao động cấp dưỡng trong các trường học; người đánh giầy, người cắt tóc, gội đầu, sửa chữa xe máy, thợ điện nước, thợ may; người vận chuyển hàng hóa, bốc vác ở địa phương không có cảng, chợ đầu mối; Hộ nghèo, hộ cận nghèo tính đến thời điểm 31/3/2020 (thay vì chỉ tính đến 31/12/2019).

Ngoài ra, sửa đổi điều kiện được vay vốn, điều kiện thụ hưởng như sau: quy định rõ thêm về gia cảnh của nhóm người lao động được hỗ trợ. Ví dụ người lao động có kinh tế gia đình khá giả, nhưng chỉ có tháng 4,5 bị giảm sâu thu nhập thì không được hỗ trợ. 

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.