Vai trò xung kích trên mặt trận văn hóa - tư tưởng

Bà Nguyễn Thúy Hiền (thời điểm là Thứ trưởng Bộ Tư pháp) tặng hoa chúc mừng Báo PLVN nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/ 2011
Bà Nguyễn Thúy Hiền (thời điểm là Thứ trưởng Bộ Tư pháp) tặng hoa chúc mừng Báo PLVN nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/ 2011
(PLVN) - Việt Nam hiện đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân được đặt ra rất cấp bách. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị...”. 

Qua hơn 30 năm đổi mới, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trong những thành tựu chung đó, có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí, trong đó có Báo PLVN. 

* * *

Qua 35 năm hình thành và phát triển, Báo PLVN đã thực hiện tốt chức năng thông tin về các hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội trong nước và quốc tế. Đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp, đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp; góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Nội dung tuyên truyền của Báo PLVN đã đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, thể hiện sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Hình thức trình bày, giao diện của Báo ngày càng đẹp, có nhiều đổi mới; với sự đa dạng các ấn phẩm báo in, báo điện tử, truyền hình, bắt kịp xu thế phát triển của báo chí trong thời đại công nghệ 4.0.

Báo PLVN đã góp phần phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật; lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội; tạo niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong mọi tầng lớp nhân dân. 

Tòa án là một lĩnh vực thường xuyên thu hút sự quan tâm của nhân dân, dư luận xã hội và báo chí. Bởi lẽ, hoạt động xét xử của Tòa án liên quan chặt chẽ đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Các loại vụ án, từ dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình… chứa đựng trong đó biết bao vấn đề đáng quan tâm. Do đó, nhiều báo có chuyên trang, chuyên mục về pháp luật, về hoạt động xét xử của Tòa án, có phóng viên pháp đình chuyên trách mảng Tòa án. 

Trong 35 năm qua, Báo PLVN đã tích cực đưa tin một cách trung thực, khách quan về hoạt động của Tòa án, để qua đó tuyên truyền, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao hơn; làm cho người dân hiểu rõ, hiểu đúng về hoạt động của Tòa án với nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của Hiến pháp.

Với đặc tính cơ bản của báo chí là tính phổ cập, nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp, trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo PLVN đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với cán bộ, nhân dân, giúp cho đông đảo cán bộ, nhân dân dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật. 

Đặc thù của báo chí là thực hiện hoạt động thông tin, yêu cầu cơ bản của thông tin là phải nhanh nhạy, kịp thời, cập nhật. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, các loại hình báo chí đều có đặc tính là truyền tin nhanh, đặc biệt là báo điện tử. Cùng với sự cập nhật, đổi mới công nghệ, việc tuyên truyền pháp luật trên Báo PLVN đã được thực hiện  nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng nhu cầu được thông tin, tìm hiểu về pháp luật của người dân. 

* * * 

Để tiếp tục góp phần vào việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, trong thời gian tới, theo tôi, Báo PLVN cần tập trung làm tốt một số giải pháp.

Với lĩnh vực xây dựng pháp luật, cần tập trung tuyên truyền về góp ý xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, hiện đại với tính công khai, minh bạch cao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng. 

Tuyên truyền tốt về quá trình chuẩn bị và thông qua các dự án luật, bảo đảm quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, tổng kết thực tiễn, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp tiên tiến của nước ngoài; tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, ý kiến đóng góp của nhân dân, nhất là các đối tượng có liên quan đến việc thi hành pháp luật. 

Với việc tuyên truyền các văn bản pháp luật mới ban hành, tuỳ từng vị trí, tầm quan trọng của văn bản pháp luật, Báo cần vào cuộc sớm từ khâu soạn thảo, phản ánh đậm nét hơn các ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào các dự thảo luật, đăng tải nhiều hơn các bài giới thiệu, tìm hiểu, phân tích, giải thích nội dung dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật.

Với việc thi hành pháp luật, Báo cần tăng cường thông tin, tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật để nhân dân hiểu và tự giác chấp hành. Tăng cường tuyên truyền về việc tổ chức thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các biểu hiện coi thường pháp luật, kỷ cương, phép nước. Bên cạnh đó cần tập trung tuyên truyền đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật”, coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, kết hợp sức mạnh của pháp luật với sức mạnh đạo đức, văn hóa và dư luận xã hội.

Trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật, Báo cần nâng cao hơn nữa vai trò trong việc bảo vệ pháp luật, chú trọng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, mà trọng tâm là công tác xét xử của Tòa án các cấp. Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thu hút sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước cũng như trong đời sống xã hội.

Khi nêu các vụ việc cụ thể, đặc biệt là những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật, Báo cần thể hiện thế mạnh của mình, nêu diễn biến chính của vụ việc một cách khách quan, trung thực, lồng ghép việc phân tích, phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan, đồng thời tỏ thái độ định hướng dư luận xã hội để tạo ra sức mạnh chung lên án, đấu tranh với những vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo vệ công lý. 

Tuy nhiên, khi thực hiện nội dung này, Báo cần phải chú ý luôn bảo đảm trung thực, khách quan, không định kiến, không thiên vị, cũng không làm thay công việc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kết luận vụ việc đúng sai, mà chỉ bày tỏ quan điểm của mình bằng cách đưa ra các bằng chứng, lý lẽ, lập luận mang tính tham khảo để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.  

Qua phản ánh thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật, Báo cần tập trung phát hiện những bất cập, bất hợp lý trong các văn bản pháp luật, những quy định không phù hợp, lỗi thời, chồng chéo của hệ thống pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. 

Đồng thời, cũng qua thực tiễn cuộc sống, Báo cần tập trung phát hiện những vấn đề còn bỏ ngỏ, thiếu sự điều chỉnh của pháp luật để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện. Báo cũng cần chú trọng đăng tải các ý kiến tiếp thu phê bình, một mặt giúp các cơ quan nhà nước làm tốt trách nhiệm của mình, mặt khác tạo cho người dân lòng tin vào pháp luật, vào công lý.

* * *

Có thể nói, 35 năm qua, trên mặt trận văn hóa - tư tưởng nói chung và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng, Báo PLVN đã thể hiện tốt vai trò xung kích. Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay, Báo PLVN càng phải thực hiện tốt hơn vai trò, nhiệm vụ. 

TS. Nguyễn Thúy Hiền  (Phó Chánh án TAND Tối cao)

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.