Thấy gì qua việc công bố kết quả chấm thi “bất thường” năm 2012?

Bộ GD-ĐT vừa công bố chấm thẩm định hơn 1.000 bài thi môn toán, văn, lịch sử, địa lý ở các trường khác nhau, Bộ GD-ĐT đã phải nhận định việc chấm thi chưa nghiêm túc. Kết quả chấm thi tốt nghiệp ở 16 địa phương đầy sự bất ổn…

Bộ GD-ĐT vừa công bố chấm thẩm định hơn 1.000 bài thi môn toán, văn, lịch sử, địa lý ở các trường khác nhau, Bộ GD-ĐT đã phải nhận định việc chấm thi chưa nghiêm túc. Kết quả chấm thi tốt nghiệp ở 16 địa phương đầy sự bất ổn…

Thí sinh năm 2012. Ảnh minh họa
Thí sinh năm 2012. Ảnh minh họa

Điểm… tăng vọt

Ông Ngô Kim Khôi- Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GDĐT cho biết, Bộ GDĐT đã thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định bài thi tự luận các môn toán, ngữ văn, lịch sử và địa lý của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kết quả thi tăng đột biến so với các năm trước và trùng lặp nhiều ở một mức điểm.

Kết quả chấm thẩm định cho thấy, một số cán bộ chấm thi không thực hiện đúng quy định của quy chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, hạ thấp yêu cầu đánh giá bài làm của thí sinh so với hướng dẫn chấm, đáp án của bộ. Vì vậy có nhiều bài thi bị chấm sai, chấm không đúng đáp án và thang điểm hoặc bị cộng điểm sai.

Một số lượng đáng kể các bài thi có kết quả công bố khác biệt so với kết quả chấm thẩm định của bộ, chủ yếu là điểm công bố cao hơn từ 1,0 điểm đến 2,0 điểm, cá biệt là 3,0 điểm và cao hơn so với đáp án và thang điểm của bộ.

Còn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, Hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận của Bộ GDĐT đã chấm 1.405 bài thi môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý của một số trường. Kết quả cho thấy, “Việc chấm thi của các trường có sai sót, chưa nghiêm túc, không chấm hai vòng độc lập theo quy định, có biểu hiện đánh dấu bài”.

Ngoài vấn đề trên, Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận, công tác coi thi vẫn là một trong những khâu yếu kém nhất, giám thị ở một số phòng thi chưa làm tròn chức trách, thiếu nghiêm túc hoặc non kém về nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, để thí sinh quay cóp, chép bài của nhau, mang tài liệu vào phòng thi để gian lận, dẫn đến nhiều thí sinh làm bài thi giống nhau, trong đó, có những nội dung sai giống nhau.

Đặc biệt, tại Hội đồng coi thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang đã để xảy ra tình trạng giám thị và người không có trách nhiệm trong Hội đồng coi thi tham gia giải bài, ném bài cho thí sinh; giám thị buông lỏng trách nhiệm để thí sinh nhận tài liệu từ bên ngoài và quay cóp, chép bài của nhau trong phòng thi.

Tràn lan… thành tích

Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể với ngành Giáo dục trong tổ chức thi ở một số địa phương, ở một số khâu còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và kém hiệu quả. Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn chưa được khắc phục triệt để, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm, tiêu cực trong thi cử.

Bên cạnh đó, chưa tạo được cơ chế giám sát của xã hội, phụ huynh và học sinh đối với các khâu của kỳ thi. Vì vậy, các hành vi vi phạm quy chế thi, các hiện tượng tiêu cực trong công tác coi thi, chấm thi, phúc khảo... không được phát hiện kịp thời, xử lý chưa dứt điểm.

Theo ông Ngô Kim Khôi, những hạn chế trong công tác coi thi, chấm thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT cho thấy công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi, chấm thi, công tác kiểm tra, thanh tra trước, trong và sau kỳ thi ở các cơ sở giáo dục chưa thực sự sâu sát và thiếu chặt chẽ. Đối với các trường ĐH, phát hiện chấm thi có sai phạm đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc và xử lý kỷ luật các đơn vị, cá nhân có liên quan.

Để chấn chỉnh công tác chấm thi, trong năm 2013 các biện pháp mà Bộ GDĐT đưa ra là: Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT bổ sung mỗi hội đồng chấm thi một tổ chấm kiểm tra bài thi tự luận, độc lập với các tổ chấm thi, thực hiện chấm lại để kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi do các giám khảo đã chấm xong, theo tiến độ chấm của hội đồng chấm thi, nhằm tăng cường các biện pháp đảm bảo tính khách quan trong chấm thi tự luận.

Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ bổ sung ban chấm thanh tra trực thuộc hội đồng tuyển sinh trường, ban chấm thanh tra có nhiệm vụ tổ chức chấm thanh tra ít nhất 10% số bài thi của mỗi môn tự luận. Tuy nhiên, ông Vũ Viết Bình - Phó Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, bộ cần cân nhắc số lượng chấm thanh tra 10% bài thi vì đây là một số lượng rất lớn. Thành phần chấm thanh tra cũng cần phải quy định chặt chẽ, những người đã chấm thi thì không ở trong tổ chấm thanh tra.

Nguyệt Thương

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.