Thảo luận để sửa đổi, bổ sung quyền và nghĩa vụ công dân

Dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Hội thảo “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung” đã được tổ chức cuối tuần qua nhằm cung cấp những thông tin, luận cứ khoa học về nội dung cụ thể sửa đổi, bổ sung các điều về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp sửa đổi.
 

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là một chế định quan trọng và cũng là một trong những nội dung cơ bản của quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Với tinh thần đó, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Hội thảo “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung” đã được tổ chức cuối tuần qua nhằm cung cấp những thông tin, luận cứ khoa học về nội dung cụ thể sửa đổi, bổ sung các điều về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp sửa đổi.

Hội thảo “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung”
Hội thảo “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung”

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu:

Cần tôn trọng và bảo vệ quyền con người

 - Những hạn chế, bất cập của Hiến pháp 1992 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cần được khắc phục trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp này. Việc sửa đổi được quán triệt kết luận của Hội nghị TƯ V, Khóa XI; các đề xuất định hướng sửa đổi, bổ sung cần dựa trên kết quả tổng kết thực tiễn 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992; quán triệt đầy đủ mục đích, yêu cầu thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, trong đó chỉ rõ “con người là trung tâm của chiến lược phát triển đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước, với quyền làm chủ của nhân dân”…; đồng thời, việc sửa đổi Hiến pháp cần có sự kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp. 

“Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” được quy định tại Chương V của Hiến pháp 1992, gồm 34 điều từ Điều 49 – 82 với một số quyền mới so với Hiến pháp 1980 như quyền con người, quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, quyền cá nhân được suy đoán vô tội, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam. 

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Hiến pháp 1992 đánh dấu một bước phát triển mới về nội dung và hình thức quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên cơ sở đổi mới tư duy pháp lý. Không những thế, Hiến pháp 1992 cũng xác lập những nguyên tắc cơ bản về quyền con người, quyền công dân làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân trên thực tế. 
Còn tư tưởng “quyền ban phát”
Tuy nhiên, sau 20 năm đi vào thực tiễn, những quy định về quyền con người và quyền công dân đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. PGS-TS Nguyễn Như Phát – Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật đánh giá, cách quy định các quyền trong Hiến pháp 1992 vẫn theo tư duy cũ, thể hiện tư tưởng “Nhà nước ban phát quyền” cho người dân.
Điều này biểu hiện ở chỗ rất nhiều quyền trong Chương V Hiến pháp 1992 như tại các Điều 51, 53, 54, 56 – 58… được quy định dưới dạng Nhà nước “quyết định”, “trao quyền cho” công dân, chứ không phải công dân được hưởng các quyền ấy một cách đương nhiên.
“Cách quy định đó tiềm ẩn nguy cơ về sự tùy tiện của các cơ quan nhà nước cắt xén, giảm bớt hay xóa bỏ các quyền này bất cứ khi nào Nhà nước muốn”, ông Phát bày tỏ.
Đồng tình với ông Phát, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (Đại học Quốc gia Hà Nội) phân tích cụ thể: Cách quy định “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và Luật quy định” của Điều 50 Hiến pháp 1992 hoàn toàn khác cách tiếp cận của Hiến pháp các nước phát triển. Các quyền con người là bẩm sinh, vốn có của mỗi cá nhân con người, không ai có thể vi phạm và không chủ thể nào có thể ban phát. Nhà nước phải có trách nhiệm thừa nhận và đảm bảo những quyền đó được thực hiện trên thực tế.
Trong khi ở nước ta có quá ít những minh chứng cho việc thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp. Hơn nữa, theo ông Dung, việc xác định quyền con người đồng nghĩa với quyền công dân tại Điều 50 Hiến pháp 1992 là thiếu chính xác, dễ gây nên sự hiểu lầm rằng ở Việt Nam chỉ công dân Việt Nam mới có quyền con người, còn những người ngoại quốc thì không. Trong công cuộc hội nhập quốc tế, quy định trong Điều 50 Hiến pháp 1992 ngày càng tỏ ra không phù hợp.
Nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những điểm yếu nhất của Hiến pháp 1992 khi quy định về quyền con người, quyền công dân lại nằm ở chỗ các quyền này hầu như không có hiệu lực trực tiếp.
Hiến pháp không quy định về việc ban hành những đạo luật cần thiết tạo cơ chế để thực thi quyền thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Do vậy, đã dẫn tới tình trạng khá nhiều quyền hiến định (như quyền hội họp, lập hội, quyền biểu tình, quyền biểu quyết khi có trưng cầu ý dân…) không thể được triển khai trên thực tế bởi lối tư duy ngược là phải có luật, thậm chí phải có các văn bản dưới luật. 
Thiếu nhiều quyền cụ thể để hội nhập
Đối chiếu với Bộ luật Nhân quyền quốc tế, ThS. Nguyễn Linh Giang (Viện Nhà nước và Pháp luật) khẳng định, trong lĩnh vực về quyền dân sự có một số quyền được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948 và trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) nhưng không được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật của Việt Nam, hoặc có ghi nhận trong các văn bản pháp luật song không ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam.

PGS.TS. Phạm Hữu Nghị (Tổng Biên tập Tạp chí Nhà nước và Pháp luật): 

Có quyền yêu cầu bảo vệ các quyền bị xâm phạm

- Hiến pháp sửa đổi cần tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, “Nhà nước bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”.

Bổ sung một số nguyên tắc như nguyên tắc khẳng định rõ tính chất của quyền con người đã được khẳng định trong các văn kiện quốc tế về quyền con người, nguyên tắc về giới hạn quyền con người, hạn chế thực hiện quyền con người, nguyên tắc mọi người có quyền yêu cầu cơ quan nhân quyền quốc gia trợ giúp trong việc bảo vệ các quyền của mình khi bị các cơ quan nhà nước xâm phạm.

Bỏ cách viết “quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân” và sửa theo hướng “công dân có nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội” cũng như bãi bỏ hoặc chuyển các Điều 75, Điều 81 và Điều 82 Hiến pháp hiện hành sang Chương I của Hiến pháp sửa đổi.

Bà Giang đề xuất cần bổ sung một số quyền như quyền không bị áp dụng hồi tố, quyền không bị buộc phải chứng minh chống lại chính mình, quyền được xét xử công bằng… vào Hiến pháp sửa đổi nhưng không phải là tất cả với lý do chưa phù hợp với điều kiện hiện nay như quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.

Còn về quyền chính trị so với ICCPR, theo TS. Dương Thị Thanh Mai (chuyên gia cao cấp Bộ Tư pháp), cũng có quyền chưa được Hiến pháp 1992 ghi nhận như quyền tự do tư tưởng; một vài quyền chưa được cụ thể hóa bằng luật và chưa được thực hiện trên thực tế như quyền biểu tình, quyền bỏ phiếu khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân…
Bà Mai kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quyền chính trị của công dân theo hướng bổ sung các quyền dân chủ trực tiếp (từ quyền quyết định các việc chính trị trọng đại của đất nước thông qua trưng cầu ý dân đến quyền dân chủ ở cơ sở, quyền giám sát và phản biện xã hội) và hoàn thiện cơ chế thực thi các quyền dân chủ trực tiếp đã được hiến định (bầu cử, ứng cử, bãi miễn, giám sát xã hội) để tăng cường tính thực chất và hiệu quả của các hình thức dân chủ đại diện.
Để phù hợp với trình độ phát triển và đáp ứng những yêu cầu của xã hội đương đại, PGS-TS. Nguyễn Văn Động (Đại học Luật Hà Nội) cho rằng cần bổ sung một số quyền văn hóa, quyền xã hội mới như quyền được sống và sinh hoạt trong môi trường văn hóa lành mạnh, quyền kết hôn, quyền được cứu trợ xã hội trong thảm họa thiên nhiên, quyền của người đồng tính được hưởng sự bình đẳng xã hội với những người mang tính dục khác…
Bên cạnh đó, sửa đổi một số điều theo hướng quy định thẳng và trực tiếp như “Mọi người đều có quyền học tập”, “Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và bảo hiểm xã hội”, “Mọi người đều có quyền được chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe”…
Hoàng Thư 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.