Từ khóa: #tháng giêng

Tháng Giêng, nhưng tinh thần lao động phải là 'chung'!

Công nhân Công ty Than Hạ Long quyết tâm đảm bảo an toàn trong ca sản xuất. (Ảnh: Phạm Tăng)
(PLVN) - Ngày nay, khi xã hội phát triển, nhịp sống công nghiệp thay đổi, quan niệm về tháng Giêng cũng dần có sự điều chỉnh. Nếu như trước đây, nhiều người dành trọn tháng Giêng để vui chơi, hội hè thì nay, ngay từ mùng 6 Tết, các tổ chức, doanh nghiệp (DN) đã bắt tay vào công việc.

Dành cho em gái!

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Những ngày cuối năm se lạnh không chỉ mang lại cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng, mà đây cũng chính là lúc chúng ta nhìn lại, suy tư và cảm nhận về những gì đã qua trong năm cũ, cũng như chuẩn bị cho những điều mới mẻ, tốt đẹp trong năm mới…

Chấm dứt tình trạng “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”

Tâm lý “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” khiến nhiều công ty, cơ quan, xí nghiệp chậm trễ hoạt động trở lại. (Ảnh minh họa - Nguồn: VietNamNet).
(PLVN) - Kết thúc chuỗi ngày nghỉ Tết Nguyên đán, người lao động bắt đầu đi làm từ ngày 15/2 (mùng 6 Tết Âm lịch), phần lớn cơ quan, doanh nghiệp đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, có không ít người vẫn giữ tư tưởng “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” khiến công việc bị giải quyết chậm chạp, trì trệ. Để động viên, khích lệ người lao động, các cơ quan, tổ chức đã có nhiều hoạt động, phần quà tặng đầu năm.

Đời là một vòng quay

Đời là một vòng quay
(PLVN) -  “Vừa mấy ngày Tết, lại đếm Rằm tháng Giêng”. Ai đó thốt lên tiếc nuối những ngày đầu Xuân trôi nhanh quá. Thời gian tháng Giêng quả là trôi nhanh, vội vã, như nhà thơ Xuân Diệu đã viết: “Xuân đang đến nghĩa là Xuân đang qua”.

Tháng Giêng, mùa lễ hội

Mong lễ hội xuân Quý Mão không có cảnh chen lấn, tranh ấn, cướp lộc.
(PLVN) -  Cứ mỗi mùa lễ hội, nỗi lo bị chen lấn, bạo lực, giẫm đạp xin ấn, cướp lộc, “chặt chém”, ngắt hoa, bẻ cành, ăn xin bủa vây, ngộ độc thực phẩm, chứng kiến cảnh xẻ thịt thú rừng… khiến nhiều người chùn bước. Để thu hút khách thập phương, rút kinh nghiệm từ những năm trước, ban tổ chức một số lễ hội đã đưa ra kế hoạch nhằm “trong lành” hóa lễ hội.

Nghiêng nghiêng tháng Chạp, Giêng, Hai…

Lễ hội mùa xuân, đừng để “ Tháng Giêng, ăn nghiêng bồ thóc”… (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Thật kỳ lạ, một năm có 12 tháng theo lịch Tây, nhưng với riêng người Việt tháng 12 và tháng 1 theo lịch Âm lại không còn tên theo tháng nữa. Đó là tháng Chạp và tháng Giêng, hai tháng trong những ngày tiết đông xuân mưa phùn Tết đến, Xuân về… Đó là thời gian của thương nhớ, hối hả tháng Chạp và rất chậm tháng Giêng, và khởi đầu cho những hy vọng tốt lành…