Đời là một vòng quay

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Vừa mấy ngày Tết, lại đếm Rằm tháng Giêng”. Ai đó thốt lên tiếc nuối những ngày đầu Xuân trôi nhanh quá. Thời gian tháng Giêng quả là trôi nhanh, vội vã, như nhà thơ Xuân Diệu đã viết: “Xuân đang đến nghĩa là Xuân đang qua”.

Người xưa hay nói rằng “có ba ngày Tết”, quả đúng như vậy. Ngày 30 Tết vội vã làm mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên, xong lại thức đêm 30 đón giao thừa. Anh em bên chén rượu nồng lâu ngày gặp nhau thế mà say sưa tận sáng, mệt quá rồi ngủ vùi.

Sáng mồng 1 Tết, ai cũng ngủ dậy muộn chút do đêm 30 thức đón năm mới. Cả gia đình xung xính áo mới thơm tho đi chúc Tết bà con khắp làng, từ nội sang ngoại… Đi khắp làng quê vậy, đi từ họ hàng cho đến láng giềng, thông gia… cũng hết cả ngày. Mồng 2, đã nhiều gia đình hoá vàng, để tiễn ông bà đi, coi như là hết ba ngày Tết vui vầy. Ai đó đã tính chuyện trở lại thành phố làm việc.

Anh em tụ họp, chuyện trò râm ran bên chén rượu Xuân mà ngày Xuân cạn từ bao giờ chả hay. Chắc cái tình lâu không gặp mà say sưa quá, nên không còn khái niệm thời gian.

Tháng Giêng đẹp nhưng trôi nhanh quá khiến người đời tiếc. Nó đẹp vì nó tình, cái tình gia đình, cái tình ước hẹn, cái tình gặp gỡ, cái tình chớm nụ… Ít khi có khoảng thời gian nào trong năm mà đẹp và vội vã như những ngày tháng Giêng.

Nhà văn Vũ Bằng xưa viết về tháng Giêng mơ mộng, sâu sắc lắm “cùng với mùa Xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy đường sá không còn lầy lội nữa, mà cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa…, nhang trầm, đèn nến và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan…” (Vũ Bằng - Thương nhớ mười hai).

Những ngày tháng Giêng được coi là nhàn nhã, người ta xếp công việc lại lo ăn, lo chơi, thăm thú, du lịch… nên các cụ xưa có nói “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Ít ai làm ăn, buôn bán, ký kết, xây dựng nhà cửa… trong tháng Giêng. Người Việt hay nói với nhau “việc đó ra Giêng hãy bàn” có nghĩa là hết tháng Giêng mới bàn tính công việc.

Cái thú nhàn nhã, rong chơi, hưởng thụ những ngày đầu Xuân cũng là một lối sống đẹp. Cả năm tất bật, vội vã, lo toan cuộc sống, bây giờ về quê ăn Tết thì cứ thong thả chuyện trò, thong thả đi du ngoạn sông núi, việc gì phải vội. Bởi vội đâu đã giải quyết được việc, đâu đã giàu hay thành công.

Trong cuốn “Một quan niệm về sống đẹp” Lâm Ngữ Đường do cụ Nguyễn Hiến Lê dịch có viết: “Mùa Xuân mưa nên đọc sách, mùa Hè mưa nên đánh cờ, mùa Thu mưa nên lục những đồ cất trong rương, mùa Đông mưa nên uống rượu”. Các bậc hiền nhân quả là tao nhã.

“Mùa Xuân mưa nên đọc sách…” đọc sách ngày tháng Giêng thì quả là phong phú. Cái thời tiết dịu ngọt, se lạnh, mặc đồ ấm, pha trà đọc sách thì đúng là quên đi thời gian trôi.

“Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết vậy thì sao ngày tháng không đi quá nhanh. Nó đẹp quá, gợi cảm, đong đưa, hứa hẹn… khiến con người vừa thoát khỏi ngày Đông u ám được bừng sáng, háo hức theo đuổi thời gian. Vậy thì rong chơi với ngày mới thôi. Và khi mãi say mê thì thời gian trôi đi mà chúng ta ngỡ ngàng.

Cụ Nguyễn Du viết: “Ngày Xuân con én thoi đưa”. Đó là một quan sát nhịp nhàng của sự luân chuyển, nó diễn ra đều đặn và cuốn đi, gặm nhấm ngày tháng của chúng ta.

Tháng Giêng đẹp quá rồi cũng qua đi. Chúng ta biết nó trôi đi mà bất lực níu kéo. Tiếc nuối rồi cũng phải bắt đầu chào đón những trải nghiệm mới của đời người, rồi chúng ta ngụp lặn trong công việc, mùa vụ, rồi lại đến một ngày bỗng lại thì thầm với nhau: Tết đến rồi…

Cuộc đời quả là một vòng quay. Bất biến. Vô thường…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Giám đốc Công an tỉnh An Giang thăm, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Giám đốc Công an tỉnh An Giang thăm, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
(PLVN) - Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, Đại tá Lâm Phước Nguyên - Giám đốc Công an tỉnh An Giang vừa dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, tặng quà và chúc Tết Hoà thượng Chau Ty - Trụ trì chùa Soài So (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) và Hoà thượng Chau Sơn Hy - Trụ trì chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Tham gia cùng đoàn còn có đại diện lãnh đạo Phòng An ninh nội địa, Phòng Tham mưu Công an tỉnh An Giang.

Thanh minh trong tiết tháng ba…

Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. (Ảnh: congvienthienduc.com)
(PLVN) -  Thắp nén hương thơm lên phần mộ người quá cố, người ta chẳng những để tưởng nhớ người thân đã không còn trên thế gian này mà còn là để tự vấn về cái hữu hạn của kiếp người…

Khi GenZ "mê tín" theo "thầy bói" AI

Khi GenZ "mê tín" theo "thầy bói" AI
(PLVN) -  Trong thời đại công nghệ phát triển, Gen Z – thế hệ trẻ lớn lên cùng mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo – đang có cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt với những niềm tin tâm linh.

Chư Tôn đức Ni dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng

Chư Tôn đức Ni Phân ban Ni giới Trung ương dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng
(PLVN) - Sáng 2/4 (tức mùng 5 tháng 3 năm Ất Tỵ), chư Tôn đức Ni trong Phân ban Ni giới Trung ương, Phân ban Ni giới GHPGVN Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đã câu hội về chùa Kim Liên cử hành Lễ dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công Phật giáo Việt Nam.

Tràn ngập sắc màu trên mâm bánh trôi ngày Tết Hàn Thực

Không chỉ có bánh trôi chay truyền thống, Tết Hàn Thực giờ đây còn là "lễ hội" của những bàn tay khéo léo tạo nên những tác phẩm bánh trôi nước nghệ thuật xinh đẹp (Ảnh: Thu Huong Vu)
(PLVN) - Tết Hàn Thực là dịp để người Việt tưởng nhớ tổ tiên qua những mâm cúng truyền thống với bánh trôi, bánh chay. Ngày nay, những viên bánh trắng ngần đã được biến tấu đa sắc, tạo nên một bức tranh ẩm thực đầy màu sắc nhưng vẫn giữ trọn tinh thần văn hóa dân tộc.

Ngày tốt, giờ đẹp tháng 3 âm lịch năm 2025

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng 3 âm lịch năm 2025 (từ ngày 29/3 - 27/4 dương lịch), có nhiều ngày hoàng đạo, theo quan niệm dân gian, thích hợp cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, khai trương, ký kết hợp đồng, động thổ... Bên cạnh đó, cũng có những ngày hắc đạo cần tránh để hạn chế điều không may.

Lan tỏa tinh thần Phật giáo qua âm nhạc

Các ca khúc tôn vinh những giá trị cao đẹp của Phật pháp. (Ảnh: Cẩm Vân)
(PLVN) - Lễ trao giải “Cuộc vận động sáng tác nghệ thuật Phật giáo” hướng về Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 vừa diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Sự kiện không chỉ tôn vinh những tác phẩm xuất sắc mà còn góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho cộng đồng theo tinh thần Phật giáo thông qua các loại hình nghệ thuật.

Những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa

Đại đức Thích Chúc Thành: “Chùa không chỉ là nơi thờ Phật, còn là ngọn đèn sáng giữa biển khơi, là điểm tựa tinh thần cho những người lính và ngư dân trên đảo tiền tiêu”. (Ảnh trong bài: Trần Nguyên Phong)
(PLVN) -   Mỗi ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa có một vẻ rất riêng nhưng đều uy nghi, trầm mặc với kiến trúc như những ngôi chùa trong đất liền. Ở Trường Sa, tiếng chuông chùa ngân vang hòa vào tiếng sóng ngày đêm.

Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền Đuổm đang cần tu bổ

Hình ảnh cổng tam quan đền Đuổm đã xuống cấp, đang chờ tu bổ.
(PLVN) - Nhằm bảo đảm an toàn cho Nhân dân, du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh và hành lễ an toàn, đồng thời bảo quản các linh vật tại Đền Đuổm không bị hư hại, chính quyền địa phương và ngành chức năng đang tích cực triển khai các bước theo quy định để tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử cấp Quốc gia này...

Ngôi nhà mỗi ngày một màu xanh

Cần lựa chọn loài cây phù hợp với nhu cầu, điều kiện của gia đình. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cây xanh)
(PLVN) - Giữa phố thị ồn ào, xô bồ, hiện nay, rất nhiều người đang “thèm” một chút không gian xanh tươi mát. Mỗi người sẽ có một cách làm riêng, từ việc thiết kế lại ngôi nhà gắn liền với thiên nhiên, cây cỏ, hay đơn giản chỉ cần mỗi ngày thay một bình hoa, thêm một chậu cây nho nhỏ.

TP Huế tổ chức lễ tế Xã Tắc cầu quốc thái dân an

Lễ tế Xã Tắc cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.
(PLVN) - Sáng 10/03, Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, quận Phú Xuân). Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).

Sự từ bỏ vĩ đại

Sự từ bỏ vĩ đại
Ngược dòng lịch sử trở về nơi xứ Ấn, cách đây hơn 2600 năm, có một sự kiện lịch sử trọng đại, đó là kỷ niệm ngày xuất gia của thái tử Tất Đạt Đa, phải chăng hành trình ra đi của Ngài là một sự từ bỏ vĩ đại?

Gen Z “xanh hóa” bữa ăn: Ăn chay không chỉ là tín ngưỡng

Nền tảng Tiktok tràn ngập những bữa ăn chay đẹp mắt. Ảnh: Tiktok
(PLVN) - Không còn là lựa chọn riêng của những người theo đạo, ăn chay đang dần trở thành một phần trong lối sống của Gen Z. Từ những trào lưu "healthy" trên mạng xã hội đến ý thức bảo vệ môi trường và động vật, thế hệ trẻ đang "xanh hóa" bữa ăn của mình bằng những lý do đa dạng và đầy ý nghĩa.

Mùa An cư Kiết hạ năm nay sẽ diễn ra như thế nào?

Mùa An cư Kiết hạ năm nay sẽ diễn ra như thế nào?
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN đã ấn ký ban hành Thông bạch số 42/TB-HĐTS ngày 1/3/2025 về tổ chức khóa An cư kết hạ - Phật lịch 2569.

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia
Ngày lễ kỷ niệm Phật xuất gia là ngày kỷ niệm sự hy sinh cao cả nhất, vĩ đại nhất, có một không hai trong lịch sử loài người. Bởi nếu không có ngày này thì sẽ không có ngày Đức Phật thành đạo, không có sự xuất hiện của bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.