Tháng ăn chay Ramadan và những thảm họa khó lý giải

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Tháng Ramadan là thời gian người Hồi giáo trên thế giới tập trung vào việc cầu nguyện, ăn chay để tỏ lòng sùng kính đối với Đức thánh Allad. Nhưng để lại đằng sau nó là toàn bộ sinh mạng không may bị chết do tín ngưỡng, yếu tố thời tiết.

Định nghĩa Ramadan

Tháng Ramadan năm nay bắt đầu từ ngày 6.6 đến hết 6.7 dương lịch. Tại các nước như Ai Cập, Saudi Arabia, các tiểu vương quốc Ả -Rập thống nhất, Irag... chính phủ chính thức thông báo xác nhận ngày 6.6 là ngày đầu tiên của tháng Ramadan.

Ramadan được biết đến là tháng thứ 9 theo lịch người Hồi giáo. Là thời gian vô cùng quan trọng đối với người theo đạo Hồi khi họ đươc thể hiện sự sùng tín đối với thần linh của mình. Theo truyền thống, đây là tháng người Hồi giáo sẽ “ nhịn ăn “ hoặc “ ăn chay “, nhưng cả hai cách gọi đó đều chưa đúng, bởi lẽ các tín đồ không ăn chay hay nhịn ăn hoàn toàn. 

Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc ...  không được đưa bất kể thứ gì vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục), nhưng quy định chỉ áp dụng vào ban ngày – từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Luật của đạo cũng quy định rõ: Cho những người đang ốm, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang đi du lịch ở nước ngoài mà nước này không lấy đạo Hồi làm quốc giáo, sẽ được miễn trừ.

Tại một số quốc gia theo đạo Hồi còn có quy định: Đối với học sinh nhỏ tuổi, binh lính và công nhân lao động nặng thì không phải nhịn. Việc nhịn ăn có ý nghĩa nhất định, ngoài việc tỏ lòng thành với Đức thành Allad, nó còn thể hiện sự thông cảm đối với những người nghèo đói, những đồng đạo còn chưa đủ ăn, đủ mặc, luyện cho cho con người một sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất, nhằm tạo thuận lợi cho việc sau này lên thiên đàng.

Không chỉ vậy, đây còn được coi là một sự rèn luyện hết sức kiên cường. Tại các nước Ả Rập – xứ sở của sa mạc, thời tiết chỉ có nóng và khô nhưng suốt một ngày trong tháng Ramadan, không ai được động đến một giọt nước.

Các ngày trong tháng Ramadan được phân ra theo mức độ cụ thể: từ 1-10 Ramadan được coi là những ngày cầu nguyện để được "sự nhân từ của Allah" (God's Mercy) , từ 11-20 Ramadan được coi là những ngày "Allah xóa tội" (God's Forgiveness) , từ 20-30 Ramadan được coi là những ngày cầu nguyện để "tránh phải xuống Địa Ngục (Salvation from Hellfire). Kết thúc một tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo sẽ có một ngày lễ là Eid – Al – Fitr  để kết thúc tháng ăn chay. 

Chuẩn bị cho tháng Ramadan, người Hồi giáo đã tích trữ thực phẩm và những dụng cụ cần thiết trong suốt một tháng. Theo báo cáo từ chính phủ, lượng thực phẩm tiêu thụ trong tháng Ramadan có thể gấp đôi tháng bình thường. 

Cũng trong tháng Ramadan, tại nhiều nước trên thế giới, mọi người được tận mắt chứng kiến nét nhân văn lớn nhất của đạo Hồi qua các hoạt động: Tổ chức rất nhiều điểm ăn miễn phí, nơi người nghèo có thể ăn uống no nê, đủ chất mà không phải trả tiền…

Hình minh họa
Hình minh họa

Thảm án

Dù là tháng để bày tỏ lòng tôn kính với thần linh thì trong tháng Ramadan vẫn luôn xảy ra các vụ tai nạn thảm khốc, thậm chí là những âm mưu khủng bố nhằm vào người Hồi giáo.

Ngày 9.6 vừa qua, cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 3 kẻ tình nghi đang lên kế hoạch thực hiện các vụ tấn công vào những địa điểm công cộng và đồn cảnh sát tại thành phố Surabaya. Chúng dự định sẽ thực hiện các vụ đánh bom liều chết giống như  vụ tấn công vào thủ đô Jakarta hồi tháng 1.2016 và làm 8 người chết, 24 người khác bị thương. Một trong số những kẻ bị bắt là tù nhân trong vụ án ma túy được thả tự do khỏi nhà tù Surabaya vào tháng 4.2014.

Sau vụ xả súng tại thành phố Tel-Aviv ngày 8.6 làm 4 người thiệt mạng, Israel  tuyên bố đình chỉ việc cho phép 83.000 người Palestine nhập cư vào nước này trong tháng lễ Ramadan. “Toàn bộ giấy phép tham dự lễ Ramadan, đặc  biệt là các chuyên thăm gia đình từ Judea và Samaria tới Israel đều bị đình chỉ”, thông báo từ COGAT, đơn vị quản lý vấn đề dân sự tại khu chiếm đóng Bờ Tây.

Cũng trong ngày 9.6, một vụ hỏa hoạn tại trung tâm tị nạn thành phố Duesseldorf của Đức khiến 282 người mất chỗ trú ẩn. Cảnh sát Đức tin rằng, nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn là do tranh cãi trong một bữa ăn trong tháng Ramadan của những người nhập cư theo đạo Hồi. Cảnh sát đã bắt giữ hai người đàn ông Bắc Phi đối với tội danh phóng hỏa khi họ phàn nàn về khẩu phần ăn ít ỏi và làm mất chỗ trú ẩn của hàng trăm người tị nạn khác.

Cho đến trung tâm hội nghị Duesseldorf gần sân bay của thành phố đã bị phá hủy hoàn toàn. Ước tính thiệt hại lên dến 11 triệu USD. Vụ việc khiến cho những người tị nạn từ Syria, Irag, Afghanistan và Bắc Phi buộc phải bị di dời sang tiểu bang khác.

Ngày 22.6.2015, một cuộc tấn công xảy ra tại huyện Tahtakoruk, thuộc tỉnh Tân Cương – Trung quốc, làm ít nhất 18 cảnh sát thiệt mạng sau khi các phần tử cực đoan Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ phát động cuộc tấn công bằng dao và bom nhằm vào trạm kiểm soát giao thông khu vực Tân Cương để phản ứng lại lệnh cấm ăn chay của Bắc Kinh trong tháng Ramadan: “Một cảnh sát tại trạm kiểm soát chặn lại một chiếc xe để kiểm tra, anh này đã bị đánh gãy chân.

Ngay lập tức 2 nghi phạm khác từ trong xe lao ra dùng dao tấn công 2 cảnh sát khác khi họ đến giải cứu đồng đội”, Turghun Memet, viên cảnh sát tại đồn bên cạnh cho biết. Đội cảnh sát vũ trang nhanh chóng được điều đến hiện trường. 15 nghi phạm được cho là những tên khủng bố cực đoan đã bị bắn chết, các nhà chức trách cho biết con số thương vong có thể lên tới 25 người, bao gồm cả người dân có mặt tại thời điểm đó.

Sự cố này diễn ra vào đúng tuần đầu của tháng Ramadan, một thời điểm vô cùng nhạy cảm ở Tân Cương. Trong khi chính phủ nhiều lần quy kết trách nhiệm cho người Duy Ngô Nhĩ và tăng cường kiểm soát, thắt chặt an ninh khu vực này thì người dân ở đây lại cho rằng việc Bắc Kinh căn thiệp quá sâu vào truyền thống văn hóa của họ đã gián tiếp gây ra căng thẳng đó.

Hay như 25.6.2015, vào thời điểm bắt đầu tháng lễ Ramadan của người Hồi Giáo đã xuất hiện đợt nắng nóng bất thường ở thành phố Karachi, miền Nam Pakistan khiến hàng nghìn người chết. Theo số liệu tử cơ quan y tế địa phương, số trường hợp tử vong có thể lên đến 1500 người.

Đa số người trường hợp tử vong là người già, người nghèo và người lao động phải làm việc ngoài trời trong tình trạng ăn không đủ, mất nước. Các bệnh viện ở Karachi đều rơi vào tình trạng quá tải, trong khi các trung tâm điều trị sốc nhiệt được dưng lên khắp thành phố. Gần 80.000 người bị sốc nhiệt và mất nước. Chính phủ Pakistan đã phải nhanh chóng ban bố lệnh cứu trợ khẩn cấp đối với Karachi.

Và không thể không kể đến vụ việc khoảng 04:15 ngày 15.7.2015, một chiếc xe bus từ tình Anatolia đến Istanbul đã bị mất lái và trượt dài khoảng 50 m trên đường sau một cơn mưa lớn. 7 hành khách chết ngay tại hiện trường, 1 người chết trên đường đi cấp cứu.

Khoảng 20 phút sau khi nhân viên y tế sơ cứu cho những người bị thương, thì một chiếc xe khách từ Biển Đen, (một vùng của tỉnh Ordu tới Istanbul) lật nhào vì tài xế bất ngờ phanh gấp khi thấy chiếc xe khách bị tai nạn trước đó. Nâng số người bị thương trong hai vụ tai nạn nên con số 71 người. Hai tai nạn kể trên chỉ diễn ra trước tháng lễ Ramadan vài ngày….

Hiện nay, chưa có một phát ngôn nào khẳng định mối liên hệ giữa lệ ăn chay để tỏ lòng sùng kính đối với Đức thánh Allad với những mất mát hay bạo loạn dẫn đến thiệt hại nặng nề về người như đã kể trên. Nhưng sự trùng lặp ngẫu nhiên đến mức “quy luật” đã để lại sự lo lắng cho không chỉ những tín đồ của đạo Hồi…

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.