Thận trọng với cây “tỷ đô”

(PLO) - Theo quy hoạch vừa được Bộ NN&PTNT công bố, đến năm 2020, diện tích cây mắc ca sẽ chỉ khoảng gần 10.000ha, tiềm năng phát triển diện tích mắc ca đến năm 2030 cũng chỉ khoảng 34.500ha. Đây là con số quá khiêm tốn so với con số 200.000ha tham vọng của nhiều chuyên gia và DN…
Theo quy hoạch, mắc ca chỉ được trồng ở Tây Bắc và Tây Nguyên
Theo quy hoạch, mắc ca chỉ được trồng ở Tây Bắc và Tây Nguyên

Quyết định 1134/QĐ-BNN-TCLN do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn ký hôm 5/4 vừa qua về “Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030” đã khẳng định rõ 2 vùng trồng mắc ca ngay trong tên quyết định.

Theo đó, đến năm 2020 tổng diện tích trồng cây mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên sẽ vào khoảng 9.940ha. Cụ thể, vùng trồng thuần tập trung khoảng 2.350ha, dự kiến vùng Tây Bắc 1.800ha, vùng Tây Nguyên 550ha. Trồng xen canh với cây trồng khác khoảng 7.590ha, chủ yếu là trồng xen canh trong diện tích cây cà phê, chè,…

Về tiềm năng phát triển cây mắc ca đến năm 2030 là khoảng 34.500ha, gồm 7.000ha trồng tập trung và 27.500ha trồng xen, trong đó, vùng Tây Bắc 4.800ha trồng thuần và 3.250ha trồng xen; vùng Tây Nguyên 2.200ha trồng thuần và 24.250ha trồng xen.

Tuy nhiên, quyết định cũng nêu rõ cần căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn đến năm 2020, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương định hướng quy mô sản xuất cho từng tỉnh cụ thể. Về thâm canh, khuyến khích người trồng mắc ca tập trung đầu tư theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả cao để cây mắc ca phát triển bền vững.

Đối với cơ sở sơ chế, chế biến, giai đoạn từ nay đến năm 2020, ngoài các cơ sở sơ chế, chế biến hiện có tại các địa phương, quy hoạch 12 cơ sở chế biến mắc ca công suất từ 50-200 tấn/cơ sở tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Cụ thể, vùng Tây Bắc có 6 cơ sở, vùng Tây Nguyên 6 cơ sở.

Về các giải pháp thực hiện, trên cơ sở quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030, các tỉnh trong vùng lập quy hoạch chi tiết phát triển cây mắc ca trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tiếp tục nhập nội, nghiên cứu, chọn tạo các dòng, giống mắc ca mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Đồng thời, hoàn thiện các gói kỹ thuật về thâm canh mắc ca, đẩy nhanh chuyển giao cho người trồng. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nâng cao năng lực cho các cơ quan, cán bộ nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ về cây mắc ca.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích DN liên kết với nông dân, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu thu mua quả mắc ca chế biến sản phẩm. Từng bước thực hiện các bước quảng cáo, tiếp thị, thiết lập mạng lưới sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế, xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca Việt Nam...

Được biết, tại hội thảo về Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Kinh tế T.Ư và UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức cách đây 1 năm, CP Him Lam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã giới thiệu lộ trình triển khai đề án đầu tư phát triển cây mắc ca, dự kiến đầu tư hơn 20 nghìn tỷ đồng trong 5 năm đầu để trồng khoảng 200 nghìn héc ta cây mắc ca ở Tây Nguyên.

Bên cạnh ý kiến ủng hộ mở rộng diện tích trồng mắc ca, nhiều ý kiến cho rằng mở rộng diện tích lên đến hàng trăm nghìn héc ta là quá lớn, thiếu thực tế do không còn nhiều quỹ đất trống và giá trị kinh tế cũng cần phải tính toán kỹ…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Việt Nam hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Phiên thảo luận Hợp tác thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Ảnh: MOST
(PLVN) -  Ngày 16/4 , tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh” - trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025). Diễn đàn có sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Công cụ hữu hiệu điều tiết kinh tế vĩ mô

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường; trong khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi, độ mở cao nên dễ bị “tổn thương”; sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày hôm qua (15/4), thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Bộ Xây dựng ký kết 7 văn kiện quan trọng đường sắt, đường bộ với Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến trưng bày các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
(PLVN) -  Bộ Xây dựng cho biết, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ với các đối tác Trung Quốc.

Thi công cao tốc Bắc - Nam: Tăng ca, tăng kíp suốt ngày, đêm...

Các nhà thầu tăng ca, tăng kíp để kịp tiến độ cam kết.
(PLVN) -  Để “chạy đua” với thời gian kịp thông xe 04 tuyến cao tốc qua miền Trung, đưa vào khai thác dịp 30/4, trên khắp các công trường, nhà thầu đều cho công nhân tập trung thi công cả ngày lẫn đêm “tăng ca, tăng kíp” nhằm bảo đảm tiến độ đã cam kết.

PGS.TS Ngô Trí Long: 'Khu vực kinh tế tư nhân cần chủ động tham gia vào quá trình kiến tạo thể chế'

PGS.TS Ngô Trí Long
(PLVN) - Phát triển kinh tế tư nhân hiện nay không đơn thuần chỉ là câu chuyện về tăng trưởng hay đóng góp vào GDP, mà còn là “bài toán” chiến lược về “sức sống” của nền kinh tế quốc dân. Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) về vấn đề này.

'Đặc khu tài chính' không thể thiếu các cơ chế vượt trội về tài chính

Đà Nẵng đã có phương án dành quỹ đất xây trung tâm tài chính. (Ảnh minh họa: danang.gov.vn)
(PLVN) - Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam sẽ hoạt động như “một đặc khu tài chính” trong lòng đô thị, có ranh giới và đối tượng áp dụng rõ ràng, tương đối tách biệt với thị trường nội địa về mặt cơ chế. Vì vậy, những lĩnh vực tài chính triển khai tại TTTC sẽ tuân thủ khung pháp lý đặc thù do Quốc hội và Chính phủ quy định riêng cho Trung tâm, hướng đến đạt các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar
(PLVN) -  Chiều ngày 9/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ tuyên dương và trao tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang, cứu nạn, cứu hộ, hãng hàng không Vietjet… về thành tích tham gia cứu trợ nạn nhân động đất tại Myanmar. Tham dự buổi lễ còn có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, lãnh đạo các đơn vị, cơ quan…

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên
(PLVN) - Ngày 9/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Thời điểm quan trọng phát huy nội lực

Quang cảnh hội thảo khoa học (Ảnh: Báo NLĐ).
(PLVN) -  Ngày 9/4, UBND TP HCM tổ chức Hội thảo “Tăng trưởng kinh tế TP HCM trước tác động chính sách thuế quan mới của Mỹ”. Hội thảo này được tổ chức trong bối cảnh Mỹ áp mức thuế lên tới 46% đối với hàng hóa Việt Nam, gây ảnh hưởng trực tiếp đến TP nói riêng và cả nước nói chung.