Tham vọng xây núi để… tạo mưa

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
(PLO) - Một ngọn núi cao chót vót với hy vọng mang lại điều tưởng chừng như bình thường với một số khu vực, nhưng lại khan hiếm ở các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất: mưa. 

Theo công bố của tạp chí Arabian Business, UAE đang trong giai đoạn đầu của việc đánh giá một ngọn núi nhân tạo sẽ như thế nào, để có thể giúp tối đa hóa lượng mưa trong nước. Họ cũng nhận được sự tư vấn của các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NCAR).  

Núi có một vai trò quan trọng tác động đến lượng mưa. Khi không khí ẩm đi đến một ngọn núi, nó buộc lòng phải lên cao và được làm mát. Lượng không khí này sau đó có thể ngưng tụ và biến thành thể lỏng, kết quả cuối cùng là tạo ra mưa. Điều này nghĩa là lượng mưa sẽ xuất hiện nhiều hơn ở phía hứng nhiều gió của núi, trong khi ở bên kia sườn núi thì khô hơn. 

Mưa được xem là một vấn đề lớn tại UAE. Nhìn chung, trời chỉ đổ mưa ở một số ít ngày mỗi năm và trong mùa hè, khi nhiệt độ có thể lên đến 43,3°C, mưa lại càng trở nên khan hiếm nếu không muốn nói là chẳng có giọt mưa nào. Lượng mưa trung bình hàng năm tại đây không vượt quá 127 mm, so với Việt Nam là khoảng 1.500 đến 2.000 mm, hay ở Washington (Mỹ) là 1016 mm. 

Trong vài năm qua, đã có một chiến dịch trên phạm vi toàn quốc nhằm tạo ra lượng mưa nhiều hơn, thông qua các đám mây nhân tạo. Arabian Business cho biết có khoảng 558.000 USD đã được chi cho 186 sứ mệnh tạo mây nhân tạo vào năm ngoái và Chương trình Khoa học nhằm cải thiện lượng mưa cũng vừa cho biết sẽ tài trợ 5 triệu đô la Mỹ cho các nhóm nghiên cứu về công nghệ. 

Cho đến nay, chiến dịch dường như cũng mang lại hiệu quả nhất định với lượng mưa có cao hơn so với dự đoán. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực luôn tồn tại những điều không ai mong muốn: Một lượng mưa kỷ lục vừa ghi nhận trong tháng 3 vừa qua tại UAE, một phần do những đám mây nhân tạo. Mưa đã rơi suốt trong gần 24 giờ với tổng lượng mưa gần 279 mm. Lượng mưa quá lớn trong một thời gian ngắn đã gây ra sự hỗn loạn với những cơn mưa lớn và gió mạnh, ngập lụt bắt đầu xuất hiện và các chuyến bay buộc lòng phải bị hủy bỏ.

Mây nhân tạo không phải là ý tưởng duy nhất mà UAE đang theo đuổi. Đất nước này đã cho xây dựng một số nhà máy khử mặn khổng lồ, cho phép tạo ra nước ngọt từ nước biển. Trên lý thuyết, núi có thể có những ảnh hưởng đến lượng mưa, ở một khu vực nhất định nào đó. Tính đến nay, UAE đã chi ra khoảng 400.000 USD cho ý tưởng này và dự kiến con số cuối cùng còn cao hơn rất nhiều.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên ý tưởng về một ngọn núi nhân tạo được nêu ra. Năm 2009, dự án xây một ngọn đồi cao 1 km dành cho động vật hoang dã được đề xuất ở Berlin (Đức) và trong năm 2011, một nhóm người Hà Lan cũng đã có cái nhìn nghiêm túc về việc xây dựng một ngọn núi cao 2 km để phục vụ cho mục đích thể thao và vui chơi giải trí với chi phí dự kiến lên đến 230 tỷ USD. Tuy nhiên những ý tưởng này chưa bao giờ bước ra khỏi bản vẽ.

Một ngọn núi ở UAE - một trong 10 quốc gia khô hạn nhất trên trái đất  sẽ không tạo ra môi trường sống của động vật hoặc dành cho trượt tuyết, Tuy nhiên, nó là tiền đề để kích hoạt sự hình thành của những đám mây và tạo ra mưa. Nhu cầu về nước ngày càng tăng đối với các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, kết hợp với các tác động của biến đổi khí hậu, tình hình ngày càng trở nên tồi tệ. Trong khi đó, việc sử dụng các nhà máy khử muối cần nhiều năng lượng đã thực sự gây ra những ô nhiễm môi trường trong khu vực.

Những cuộc hội thảo bàn về các dự án quy mô lớn, nhằm giảm bớt tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng gia tăng. Không quá bất ngờ khi cho rằng con người là tác nhân gây ra nóng lên toàn cầu ở mức mãnh liệt nhất và chúng ta đang rất gần với thời điểm mà ngay cả những đề án giảm thiểu khí thải tích cực nhất cũng hoạt động không đủ nhanh để tránh thảm họa diễn ra trên phạm vi rộng khắp. Đê biển có thể bảo vệ chống lại nước biển dâng trong khi những tấm phủ và sơn phản xạ có thể làm chậm đi quá trình tan chảy của những tảng băng khổng lồ và trên quy mô toàn cầu, công nghệ geoengineering (địa kĩ thuật) có thể được sử dụng để kiểm soát bức xạ năng lượng mặt trời, từ đó làm chậm hoặc ngưng sự gia tăng nhiệt độ. 

Tuy nhiên, không cách nào trong số đó là giải pháp hữu hiệu nhất cho sự nóng lên toàn cầu. Tất cả các dự án này đều sẽ có những hậu quả ngoài ý muốn và một ngọn núi sừng sững mọc lên trên sa mạc UAE cũng không ngoại lệ.

Tạo ra những đám mây và mưa bằng cách ngăn chặn luồng không khí có thể có những tác động tích cực đối với khu vực này, song lại chính là nguyên nhân gây ra vấn đề rắc rối ở những khu vực khác. 

Tùy thuộc vào nơi ngọn núi được xây dựng, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác nhau trên bán đảo Ả Rập, Trung Đông nói chung và thậm chí ở phía đông Châu Phi. Những thay đổi về lượng mưa tạm thời sẽ không được chú ý tại những nơi bị ảnh hưởng nhưng nó cũng có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột mới tại một khu vực không mấy ổn định.

Ngay cả khi UAE xây dựng thành công một ngọn núi các vấn đề khí hậu lớn hơn sẽ không biến mất. Hơn nữa, những quốc gia giàu dầu mỏ trong khu vực có thể sẽ phải hứng chịu 2 vấn đề cùng một lúc: nhiệt độ tăng lên đến mức có thể vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của nền văn minh nhân loại, trong khi kỷ nguyên của nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch được cho là sắp sửa kết thúc. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.