Thái Lan tổ chức bầu cử bổ sung

Thái Lan tổ chức bầu cử bổ sung
(PLO) - Thái Lan ngày 2/3 đã tổ chức bầu cử bổ sung tại 5 tỉnh nơi việc bỏ phiếu đã bị gián đoạn bởi phong trào biểu tình chống chính phủ hồi tháng trước. Giới chức cơ quan bầu cử nói rằng việc bỏ phiếu lại diễn ra khá suôn sẻ.

Tổng thư ký EC Thái Lan Puchong Nutrawong cho hay, việc bầu cử bổ sung ngày 2/3 diễn ra tương đối hòa bình.

Một người Thái Lan đi bỏ phiếu ngày 2/3.
 Một người Thái Lan đi bỏ phiếu ngày 2/3.

Ông Somchai Srisutthiyakorn – đại diện Ủy ban bầu cử Thái Lan (EC) – cho biết, tổng cộng có khoảng 120.000 người đã đăng ký bỏ phiếu tại 101 điểm bỏ phiếu ở 5 tỉnh tổ chức bầu cử bổ sung ngày 2/3.

EC thông báo, kết quả bỏ phiếu sẽ không được công bố cho đến khi việc bầu cử hoàn tất ở tất cả các địa điểm. Cuộc bầu cử bổ sung cho các tỉnh khác dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 4 tới.

Theo thống kê của EC, cuộc tổng tuyển cử hôm 2/2 đã bị gián đoạn 69 trên tổng số 375 điểm bỏ phiếu, ảnh hưởng đến 18/77 tỉnh trên cả nước.

Cho đến khi kết quả bầu cử toàn diện được công bố, Thủ tướng Yingluck vẫn giữ vai trò Thủ tướng lâm thời với các quyền lực hạn chế.

Theo luật bầu cử Thái Lan, cần phải đủ 95% trong tổng số 500 ghế ở Hạ viện thì mới có thể chỉ định chính phủ mới.

Trong một diễn biến có liên quan, ngày 2/3, những người biểu tình đã tụ tập tại Công viên Lumpini ở trung tâm Bangkok sau khi lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố phong trào chống chính phủ sẽ từ bỏ các sân khấu biểu tình trong thành phố.

Một số điểm biểu tình khác cũng đã bị giải tán nhưng tuyến đường cao tốc ở phía Nam Công viên Lumpini vẫn bị chặn lại. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...