Thái Bình: Lấy kinh tế công nghiệp và đô thị làm động lực phát triển

Thái Bình: Lấy kinh tế công nghiệp và đô thị làm động lực phát triển
(PLVN) - Cuối tuần qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã về thăm, làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về tình hình kinh tế - xã hội, công tác tổ chức xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2023 và kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (2021 - 2023), định hướng phát triển và nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh đến hết nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Đề nghị nghiên cứu, ban hành nghị quyết quy định về lấn biển

Báo cáo tại cuộc làm việc đã nêu bật những kết quả đã đạt được; thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển của tỉnh và xác định những mục tiêu trọng tâm thời gian tới. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình mong muốn sớm triển khai quán triệt, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội (QH) thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 để các địa phương thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 - 2025 và những năm tiếp theo; đề nghị QH, Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH nghiên cứu, ban hành nghị quyết quy định về lấn biển, tạo điều kiện cho các địa phương ven biển mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá với tầm nhìn dài hạn và đẩy mạnh phát triển kinh tế biển...

Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh báo cáo, theo dõi tình hình thực tế và các ý kiến phát biểu của đại diện nhiều Bộ, ngành, Chủ tịch QH bày tỏ sự ấn tượng khi Thái Bình đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng phát triển toàn diện, vững chắc, đồng đều ở cả 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 3 năm 2021 - 2023 đạt 8,18% - “là một trong rất ít tỉnh đạt được”, Chủ tịch QH ghi nhận.

Chủ tịch QH cũng đánh giá cao quyết tâm chính trị, khát vọng vươn lên, ý chí và nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thái Bình, sự đổi mới tư duy, nhất là tư duy phát triển kinh tế với các giải pháp đồng bộ và tầm nhìn chiến lược, phù hợp với xu thế phát triển. Trong nhiệm kỳ này, Thái Bình đã triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đúng hướng, đạt kết quả rất đều khắp trên các lĩnh vực.

Tiếp tục làm tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động

Ấn tượng về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại Thái Bình chuyển dịch tích cực, Chủ tịch QH đề nghị Thái Bình tiếp tục làm tốt công tác này, qua đó góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn. Đồng thời, lưu ý trong giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp đồng nghĩa với gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, để nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ”, nền tảng, phát triển theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thái Bình tiếp tục phát huy tinh thần, truyền thống cách mạng rất vẻ vang, “làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần về thăm Thái Bình năm 1967. Xây dựng và tổ chức, triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt. Lấy phát triển kinh tế công nghiệp và kinh tế đô thị làm động lực để thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, nông nghiệp và các lĩnh vực văn hóa xã hội.

Chủ tịch QH đề nghị Thái Bình phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương thúc đẩy các trọng tâm chiến lược, trong đó có hạ tầng trong tỉnh (gồm hạ tầng đô thị, hạ tầng khu kinh tế, hạ tầng nông thôn...), hạ tầng kết nối với các địa phương khác trong vùng (đường ven biển, cao tốc CT08, đường kết nối khu kinh tế...). Tỉnh tăng cường công tác quản lý đất đai, rừng biển, tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, trên tinh thần thận trọng, kỹ lưỡng, không thu hút đầu tư bằng mọi giá, ưu tiên các dự án đầu tư công nghệ cao...

Cho rằng Thái Bình có vị trí là điểm kết nối giao thương, kết nối các trục phát triển và được lan tỏa trực tiếp từ các cực tăng trưởng rất mạnh của khu vực là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh vị thế của Thái Bình đã khác và sẽ còn khác nhiều hơn nếu biết tận dụng cơ hội phát triển từ Khu kinh tế và đây sẽ là cơ sở để Thái Bình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Tỉnh cần khẩn trương rà soát các luật do QH vừa ban hành, trong đó có nhiều quy định giao quyền cho cấp tỉnh; HĐND tỉnh phối hợp với UBND rà soát toàn bộ hệ thống văn bản của địa phương để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh. Tiếp tục chú trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bên cạnh đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người, mọi nhà đón mừng năm mới, vui Tết cổ truyền đầm ấm, vui tươi.

Ghi nhận và nhất trí với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ lưu ý tỉnh phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành hữu quan xây dựng và trình phương án để UBTVQH, QH, Chính phủ quyết định theo thẩm quyền, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển, “tỉnh mạnh thì Trung ương cũng mạnh”.

Nhân dịp này, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền thờ Bác Hồ và Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam tại Quảng trường Thái Bình bên sông Trà Lý, TP Thái Bình; thăm, tặng quà công nhân, gia đình chính sách tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái, tỉnh Thái Bình.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.