Tê tê… qua Cầu Treo


Sách đỏ Việt Nam xếp tê tê vào nhóm động vật có mức độ đe dọa bậc V (bị đe dọa tuyệt chủng). Thế nhưng, các “trùm” buôn lậu vẫn tìm được cách đưa loại động vật quý hiếm này từ nội địa Lào, vượt qua khu vực cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh)  phục vụ  các bàn nhậu tại Hà Nội, hoặc Trung Quốc. 


Sách đỏ Việt Nam xếp tê tê vào nhóm động vật có mức độ đe dọa bậc V (bị đe dọa tuyệt chủng). Thế nhưng, các “trùm” buôn lậu vẫn tìm được cách đưa loại động vật quý hiếm này từ nội địa Lào, vượt qua khu vực cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh)  phục vụ  các bàn nhậu tại Hà Nội, hoặc Trung Quốc. 

“Trút” vào Sơn Kim

Dân bản địa gọi tê tê là “trút”, loại động vật mà họ cho biết chỉ có giới đại gia mới dám gọi món khi vào các nhà hàng sang trọng. Giới “chạy” mặt hàng này cho biết, rừng núi Việt Nam “bói” cũng không ra, chỉ có cách sang Lào “thửa” thì mới tìm được hàng, mà là hàng chuẩn.

Một “trùm” từng buôn mặt hàng này đã giải nghệ nói với phóng viên, muốn biết hàng “trút” vào Việt Nam như thế nào thì ngược lên hướng cửa khẩu Cầu Treo, vào xã Sơn Tây huyện Hương Sơn mà tìm hiểu, mọi nguồn hàng đều được tập kết về đây để phân phối đi nơi khác.

Tê tê… qua Cầu Treo ảnh 1
Công đoạn bơm bột gạo để tăng cân cho "trút"...

Từ thông tin ban đầu, Pháp Luật Việt Nam tiếp cận với một “chân rết” chuyên gom loại hàng đặc biệt này. Người này cho biết, cách đây mấy năm “trút” về Hương Sơn rất nhiều, ngày nào cũng có. Tuy nhiên, thời điểm gần đây hàng hóa ít dần và bị kiểm soát nghiêm ngặt. Cũng theo chủ hàng nói trên, tê tê sau khi “lọt” qua Cầu Treo vào nội địa thì được “phân phối” ra địa bàn Hà Nội hoặc đưa sang Trung Quốc, giá cả được thống nhất trước. “Trước đây hàng chủ yếu băng rừng, rồi vào xã Sơn Tây”, một người dân cho hay. Hiện tại, hàng “trút” không đi theo đường “tiểu ngạch” mà “phi” thẳng từ biên giới  theo đường quốc lộ 8.

Giới thành thạo mặt hàng này cho hay, tê tê cũng có nhiều loại, nếu lựa hàng ngon thì phải chọn con khỏe, đuôi ngắn, không bị thương, màu vàng…

Tê tê… qua Cầu Treo ảnh 2
Sau đó được tắm sạch

Giá cả tùy vào chất lượng khi được rao bán. Cách đây vài năm, mỗi kg “trút” được “định giá” trên hai triệu đồng, có thời điểm khan hàng giá được chủ bán “hét” trên 5 triệu đồng. Hiện tại,  theo tìm hiểu của phóng viên, một tạ “trút” mua tại thị trấn lên đến 270 triệu đồng, chưa cần thiết phải thanh toán trước. Cung cách vận chuyển cũng khác nhau, ngoài vận chuyển bằng xe hơi thì “trút” cũng được xé lẻ vận chuyển bằng xe máy.

“Công nghệ” vỗ béo…

Giới mua “trút” nhỏ lẻ cho hay, tê tê thường được lấy từ Lào, sau đó xe từ phía Việt Nam chờ sẵn ở gần cầu Nam Tuồng (Lào) rồi được đội quân cửu vạn “vác vai” vào nội địa, vận chuyển gần xuống Quốc lộ 8A thì dừng lại để đón xe đến chở về thị trấn Tây Sơn. “Trút” được đóng vào các túi lưới, mỗi túi từ năm đến cả chục con và xếp gọn gàng thành từng hàng.

Khu vực cửa khẩu Cầu Treo, ngoài mặt hàng “trút” thường được giới lái buôn đưa vào nội địa, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cũng cho hay, đây cũng chính là điểm “nóng” trung chuyển hổ từ các trang trại gây nuôi lớn ở Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan nhập lậu vào Việt Nam …
Tê tê… qua Cầu Treo ảnh 3
Tập kết vào vị trí...

Khi “trút” đã lọt qua các “cửa ải” thì về nơi tập kết ngay trong địa bàn huyện Hương Sơn. Tại đây, một nhóm người chuyên trách, từ việc cho tê tê vào chuồng, người đi nấu hồ, người đi lấy túi lưới, bao bì, giây buộc, đá lạnh…

Chứng kiến cảnh tê tê được “bồi dưỡng” mới thấy được tay nghề của những “thợ” vỗ béo “trút” ở miền biên giới thuộc dạng cao thủ. Trong khoảnh nền lát bằng xi măng khá rộng, một nhóm người chia thành 2 nhóm với bơm tự chế được làm đủ to để đổ hồ vào. Sau đó tê tê được lấy từ chuồng ra, đè nằm ngửa ra, người khéo léo nhất trong đám được chọn để cho vòi vào trong cổ họng tê tê để đút ống bơm cho bột gạo vào bụng. Những chiếc vây căng cứng cứ giãn ra, cái bụng màu trắng cứ căng phềnh ra tương ứng với số bột gạo được bơm vào từ miệng. Theo quan sát, công đoạn khó khăn nhất là cho vòi vào cổ họng tê tê, cần sự chính xác tuyệt đối, nếu đút nhầm sang khí quản bơm hồ vào loại động vật này sẽ dãy chết lập tức.

Tê tê… qua Cầu Treo ảnh 4
Chuẩn bị xuất bán.

Xong công đoạn “vỗ béo”, những con “trút” no căng tròn được rửa sạch sẽ và cho lên cân lại. Theo đó, sau khi bơm, con ít nhất cũng tăng được 2kg so với ban đầu. Con nặng nhất cũng được 5kg. Đây là công đoạn để “tăng cân” nhanh trước khi các chủ hàng “xuất” tê tê cho giới lái buôn…

Như Trang

Tin cùng chuyên mục

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Đọc thêm

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.