"Tây Ninh bảo vệ, phát triển rừng đúng quy định pháp luật"

Thời gian gần đây, dư luận rất quan tâm việc tỉnh Tây Ninh quy hoạch 365 ha đất rừng phòng hộ Dầu Tiếng làm vùng nguyên liệu phục vụ phát triển dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Fico Tây Ninh, có thể “có nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ Dầu Tiếng”. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy- Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh- trao đổi xung quanh vấn đề này.

Thời gian gần đây, dư luận rất quan tâm việc tỉnh Tây Ninh quy hoạch 365 ha đất rừng phòng hộ Dầu Tiếng làm vùng nguyên liệu phục vụ phát triển dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Fico Tây Ninh, có thể “có nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ Dầu Tiếng”. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy- Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh- trao đổi xung quanh vấn đề này.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Thủy (trái) kiểm tra công tác trồng rừng tại  rừng phòng hộ hồ Dầu Tiếng
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Thủy (trái) kiểm tra công tác trồng rừng tại rừng phòng hộ hồ Dầu Tiếng

- Từ năm 2003, tỉnh Tây Ninh chúng tôi đã có chủ trương tiếp nhận đầu tư Dự án xây dựng Nhà máy Xi măng nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát triển công nghiệp địa phương và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, đồng ý cho đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Tây Ninh công suất 1,4 triệu tấn/năm.

Đến tháng 11/2006, dây chuyền được khởi công xây dựng và đến tháng 12/2009, đã khánh thành nhà máy và chính thức đi vào hoạt động, sản xuất ổn định. Đối với dây chuyền 1, tỉnh Tây Ninh đã giao cho Cty CP Xi măng Fico Tây Ninh thuê 278,59ha đất; trong đó, có 105,06ha là đất để khai thác mỏ, hiện đã và đang khai thác trên diện tích 55,4ha và chuẩn bị khai thác mỏ diện tích 49,66ha cho giai đoạn 2.

Sang năm 2008, do nhu cầu xi măng của khu vực miền Nam thường chiếm khoảng 40% thị phần cả nước, trong khi các nhà máy xi măng chủ yếu nằm ở khu vực Bắc và Trung bộ nên hàng năm phải vận chuyển  một lượng lớn clinker, xi măng từ Bắc vào Nam, cước phí cao, phương tiện và đi lại khó khăn. Nhận thức được tình hình, trên cơ sở đề nghị của Cty CP Xi măng Fico Tây Ninh, UBND tỉnh Tây Ninh thống nhất đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung dự án dây chuyền 2 cho Nhà máy này vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng.

Việc triển khai dây chuyền 2 này có nhiều điểm lợi: Tổng mức đầu tư giảm, khai thác tối đa thế mạnh của Tây Ninh về nguyên liệu; góp phần bình ổn thị trường khu vực phía Nam; giảm chi phí vận chuyển clinker, xi măng từ Bắc vào Nam ước khoảng 400 tỷ đồng/năm…

Bởi vậy, Chính phủ đã chấp thuận bổ sung dự án dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Fico Tây Ninh vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Sau đó, Thủ tướng đã quyết định đưa dây chuyền 2 của Nhà máy xi măng Tây Ninh triển khai ở giai đoạn 2016- 2020 vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.

- Nhưng, dư luận lại băn khoăn nhiều về việc quy hoạch, sử dụng 365 ha đất lâm nghiệp phục vụ thăm dò, khai thác khoáng sản và các hoạt động của dây chuyền 2 này. Ý kiến của bà thế nào?

- Việc quy hoạch, bố trí sử dụng 365 ha đất lâm nghiệp ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 có đầy đủ các căn cứ pháp lý như Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ về xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của tỉnh Tây Ninh; trong đó, có chuyển mục đích sử dụng 460 ha đất rừng phòng hộ; Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 9/7/2010 của Thủ tướng về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020, nêu rõ vị trí 3 mỏ: Mỏ Sroc Con Trăng, mỏ Chà Và và mỏ Sroc Tâm được khai thác để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng Tây Ninh.

Từ đó, tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quy hoạch và bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2020; trong đó, có nội dung quy hoạch, bố trí sử dụng 365 ha đất lâm nghiệp của Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng phục vụ thăm dò, khai thác khoáng sản và các hoạt động dây chuyền 2 nhà máy xi măng Fico Tây Ninh. Diện tích này gồm 61 ha đất rừng non phục hồi trên trảng cây bụi, 100 ha đất trảng cây bụi có nhiều cây gỗ tái sinh tự nhiên, 79 ha rừng trồng, 104 ha đất chưa có rừng và 21 ha đất cây nông nghiệp chứ không hoàn toàn là rừng nguyên sinh như một số nguồn tin đã đưa.

Có thể khẳng định, việc quy hoạch 365 ha đất khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 được thực hiện đúng trình tự, quy định của pháp luật. Diện tích này hiện tỉnh chưa giao cho Cty CP xi măng Fico Tây Ninh mà vẫn do Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng thuộc Sở NN&PTNT quản lý, bảo vệ theo hiện trạng. Trước khi triển khai các dự án thuộc dây chuyền 2 nhà máy xi măng Fico, tỉnh sẽ mời các Bộ ngành liên quan, các chuyên gia đầu ngành đánh giá, xem xét toàn diện kết quả hoạt động dây chuyền 1, kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng, phân tích hiệu quả kinh tế, đánh giá tác động môi trường…, một cách toàn diện rồi mới trình Bộ, ngành liên quan và Chính phủ xem xét quyết định.

- Nhân câu chuyện này, bà có thể thông tin thêm cho bạn đọc về việc bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ Dầu Tiếng mà tỉnh Tây Ninh đã thực hiện?

- Trước hết, tôi khẳng định một lần nữa rằng, việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang thăm dò, khai thác khoáng sản, tỉnh Tây Ninh đã và sẽ thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Vừa qua, một số phương tiện thông tin phản ánh Tây Ninh xóa sổ rừng phòng hộ Dầu Tiếng để làm dây chuyện 2 nhà máy xi măng Fico đã làm cho nhiều người không hiểu đúng bản chất vấn đề. Thực tế, Tây Ninh rất quan tâm đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đặc biệt là giải quyết tốt tình hình bao, lấn chiếm và sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích. Đến nay, toàn tỉnh đã vận động, xử lý thu hồi được 3.816ha/4117 ha, đạt 92,6% diện tích đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm sử dụng trồng cây sai mục đích để trồng lại rừng; tổng diện tích rừng đã trồng từ 2009 đến nay là 4.545 ha trong đó, riêng diện tích đã thu hồi thuộc Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng là 1.529ha và đã trồng rừng được 1804ha – diện tích trồng rừng lớn hơn diện tích thu hồi do trồng trên cả diện tích đất trống.

Trong việc xử lý hàng ngàn trường hợp bao, lấn chiếm đất lâm nghiệp như thế, chỉ có 3 trường hợp phải cưỡng chế thu hồi với diện tích là 11ha. Điều này minh chứng rằng Tây Ninh rất coi trọng việc bảo vệ tài nguyên rừng, chủ trương bảo vệ rừng, trồng rừng, phục hồi rừng chứ không phải là phá rừng. Riêng tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, trong 3 năm qua diện tích rừng đã tăng thêm hơn 1.800 ha rừng trồng mới, đồng nghĩa với tính chất phòng hộ đối với hồ Dầu Tiếng được củng cố thêm. Hơn nữa, việc quy hoạch 365 ha đất lâm nghiệp – chỉ chiếm hơn 1% diện tích rừng phòng hộ - ở khá xa phía thượng nguồn…

- Xin cảm ơn bà!

Chí Công (thực hiện)

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...