Tàu điện Cát Linh - Hà Đông bất ngờ xảy ra sự cố tín hiệu?

0:00 / 0:00
0:00
Sự cố xảy ra ở máy đếm trục tín hiệu ga Cát Linh tối nay, 7/12. Hơn 30 phút "đóng cửa" xử lý sự cố, đã có nhiều chuyến tàu không thể đến/đi từ nhà ga này.

Ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cho biết: "Sự cố bất ngờ xảy ra từ 18h30 đến 19h10. Đây là sự cố lỗi tín hiệu, là sự cố đầu tiên kể từ khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác trong một tháng qua".

Theo Tổng Giám đốc Metro Hà Nội, sự cố xảy ra ở ga Cát Linh, thời điểm đó có một chuyến tàu chuẩn bị khai thác với khoảng 30-40 hành khách đã mua vé, chuyến tàu phải dừng vận hành để khắc phục.

"Chúng tôi đã thông báo ở nhà ga và trả lại tiền vé cho hành khách, đồng thời gọi xe buýt hỗ trợ vận chuyển đi lại cho hành khách bị ảnh hưởng bởi sự cố, tuy nhiên đa phần hành khách không sử dụng mà nhận lại tiền", ông Trường nói.

Ga Cát Linh xảy ra sự cố lỗi tín hiệu, vì vậy tàu Cát Linh - Hà Đông không thể khai thác hết tuyến (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Trong quá trình khắc phục sự cố, ga Cát Linh phải đóng cửa hơn 30 phút, vì vậy tàu chỉ khai thác theo các giao lộ nhỏ, chặng ngắn và quay vòng từ ga Yên Nghĩa tới ga Thượng Đình, hành khách không thể di chuyển bằng tàu điện tới ga Cát Linh.

"Nhà ga Cát Linh được cắt điện để khôi phục chạy tàu theo đúng kịch bản. Đây là sự cố bình thường, là một trong 63 tình huống an toàn khai thác, vận hành. Chúng tôi đã tập huấn xử lý các tình huống này và được giám sát chặt chẽ" - Tổng Giám đốc Metro Hà Nội thông tin và nói rõ các tuyến tàu điện trên thế giới cũng thường xảy ra những sự cố tương tự.

Ông Trường cũng cho biết, việc khắc phục sự cố và khôi phục hoạt động có sự tham gia của Tổng thầu Trung Quốc, chuyên gia Metro Bắc Kinh là đơn vị hỗ trợ vận hành tuyến tàu điện. Sau hơn 30 phút, tuyến tàu điện đã được khai thác trở lại bình thường.

Đến 20h30, Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cung cấp cho PV Dân trí thông tin mới về sự cố này: "Chúng tôi vừa nhận được tin báo từ cơ quan quản lý Nhà nước, đây là tình huống diễn tập bất ngờ mà Sở Giao thông vận tải Hà Nội đưa ra trong quá trình vận hành khách thác. Chúng tôi không hề được báo trước. Tuy nhiên, chúng tôi đã ứng phó và khôi phục chạy tàu đúng theo kịch bản".

Theo Tổng Giám đốc Metro Hà Nội, trong 15 ngày thu phí chở khách thương mại (từ 21/11-15/12), đã có 3.045 lượt tàu chạy, vận chuyển gần 240.000 hành khách. Bình quân vận hành chở gần 16.000 khách/ngày. Tỷ lệ khách đi lại tại ga Cát Linh là 33,2%, ga Yên Nghĩa là 17,3%, 10 ga còn lại chiếm tỷ lệ 49,5%.

Tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động từ 5h30-22h hàng ngày, tần suất 10 phút/chuyến. Hành khách đi tàu mua vé theo hình thức theo lượt, vé ngày, vé tháng, cụ thể: Giá vé chặng là 8.000-15.000 đồng, giá mở cửa 7.000 đồng, cứ đi 1 km cộng thêm 600 đồng. Giá vé ngày là 30.000 đồng, giá vé tháng phổ thông 200.000 đồng/người và giá áp dụng với đối tượng ưu tiên là 100.000 đồng/tháng. Người già và trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí vé đi tàu.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là một trong 8 tuyến đường sắt đô thị theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT) Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là công trình đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên được Bộ GTVT phê duyệt năm 2008 và phê duyệt điều chỉnh vào năm 2016.

Tổng mức đầu tư dự án hơn 18.000 tỷ đồng, vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.

Dự án được khởi công từ tháng 10/2011 và cơ bản hoàn thành công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị vào tháng 11/2018.

Ngày 6/11/2021, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đã chính thức ký kết bàn giao, tiếp nhận và vận hành khai thác thương mại tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của Thủ đô cũng như cả nước.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.