Tập huấn về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 30/9, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam tổ chức Hội nghị Tập huấn và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người khuyết tật.

Ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp và ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Phan Hồng Nguyên nhấn mạnh trong thời gian vừa qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác PBGDPL với mục tiêu hướng về cơ sở, lấy người dân làm trung tâm, chú trọng đến các đối tượng đặc thù, trong đó có đối tượng là người khuyết tật.

Nhiều thể chế, chính sách cho người khuyết tật được ban hành như Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Luật Người khuyết tật, Luật PBGDPL, Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 hướng dẫn Luật người khuyết tật… Đặc biệt, ngày 11/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 977/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân", trong đó xác định mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL phát biểu khai mạc Hội nghị.

Ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL phát biểu khai mạc Hội nghị.

Vì vậy, nhằm tập huấn kỹ năng công tác PBGDPL cho đội ngũ lãnh đạo của Hội, lãnh đạo Ban chấp hành Hội khu vực miền Bắc, lãnh đạo Hội tại các quận, huyện trong thành phố Hà Nội, ông Phan Hồng Nguyên hy vọng các đại biểu tham dự hội nghị sẽ tích cực trao đổi, chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho người khuyết tật trong đơn vị mình.

Thông tin về tình hình người khuyết tật tại Việt Nam hiện nay, ông Đặng Văn Thanh khẳng định công tác PBGDPL cho người khuyết tật là rất cần thiết đề người khuyết tật tự bảo vệ quyền lợi và khuyến khích người khuyết tật tham gia vào đời sống xã hội. Vì vậy, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung thảo luận, nắm bắt các kinh nghiệm về PBGDPL cho người khuyết tật và tiếp tục chia sẻ lại các kiến thức cho các hội viên.

Ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam.

Ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam.

Tại Hội nghị, ông Phan Hồng Nguyên đã trình bày chuyên đề những vấn đề cần lưu ý về nội dung, hình thức PBGDPL cho người khuyết tật. Cụ thể, về nội dung, công tác PBGDPL phải chú trọng khảo sát, nằm bắt nhu cầu của người khuyết tật; phổ biến những văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, liên quan trực tiếp đến người khuyết tật; đồng thời bám sát các vấn đề dư luận, xã hội quan tâm… Về hình thức, phải đổi mới, đa dạng hoá phù hợp với từng dạng khuyết tật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; lồng ghép việc truyền thông, PBGDPL người khuyết tật tại cơ sở, cộng đồng nơi người khuyết tật sinh sống….

Ông Trần Quang Dũng, Chủ tịch Hội Khuyết tật tỉnh Hà Nam đã chia sẻ một số khó khăn, thách thức trong công tác PBGDPL của Hội như: mỗi nhóm đối tượng khuyết tật có phương pháp tiếp cận và công cụ phổ biến khác nhau; số lượng chuyên gia vừa có kiến thức về pháp luật, vừa hiểu biết nhu cầu đặc thù của người khuyết tật còn ít; thiếu nguồn lực về tài chính…

Ông Trần Quang Dũng, Chủ tịch Hội Khuyết tật tỉnh Hà Nam phát biểu tại Hội nghị.

Ông Trần Quang Dũng, Chủ tịch Hội Khuyết tật tỉnh Hà Nam phát biểu tại Hội nghị.

Để nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ thông tin, PBGDPL cho hội viên là người khuyết tật, đồng chí đề xuất đa dạng hoá các phương tiện và hình thức truyền thông (sách chữ nổi Braille, âm thanh cho người khiếm thị; video có ngôn ngữ ký hiệu hoặc phụ đề cho người khiếm thính…); thiết kế các ứng dụng di động, trang web thân thiện hơn với người khuyết tật; hỗ trợ tài chính và xã hội hoá công tác PBGDPL; tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu về pháp luật và kỹ năng truyền đạt thông tin cho người khuyết tật…

Ngoài ra, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận, đánh giá nhu cầu về thông tin pháp luật cho người khuyết tật và mức độ đáp ứng hiện nay. Đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hỗ trợ thông tin, PBGDPL cho người khuyết tật; đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL cho người khuyết tật; củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động đội ngũ người làm công tác PBGDPL và Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp; chú trọng kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết các mô hình hay, cách làm hiệu quả để nhân rộng…

Một số hình ảnh:

Đọc thêm

Chị Nguyễn Thị Hương: Nữ cán bộ Tư pháp trẻ, đam mê công việc

Chị Nguyễn Thị Hương: Nữ cán bộ Tư pháp trẻ, đam mê công việc
(PLVN) - Về xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, nhắc đến chị Nguyễn Thị Hương, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thì ai cũng biết. Mọi người khen ngợi chị là một cán bộ năng nổ, nhiệt tình, đặt trách nhiệm công việc lên trên hết. Bằng kiến thức pháp lý sẵn có, kết hợp với khả năng tuyên truyền khéo léo, hợp lí hợp tình, chị đã góp phần đưa công tác Tư pháp của địa phương hoạt động hiệu quả, được nhân dân tin tưởng, nhận nhiều giấy khen của cấp trên.

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại: Nhiều vấn đề cần xem xét trong quy định về cạnh tranh

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại: Nhiều vấn đề cần xem xét trong quy định về cạnh tranh
(PLVN) -Dự thảo Nghị định 51 về giao dịch hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hoá đang được Bộ Công thương lấy ý kiến góp ý có những nội dung quy định ngoài phạm vi thẩm quyền được giao. Dự thảo Nghị định đặt ra nhiều Điều, khoản điều chỉnh khía cạnh tranh, chống độc quyền; sử dụng những từ ngữ, khái niệm phổ biến của Luật Cạnh tranh năm 2018, tạo cảm giác đây là dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Cạnh tranh, không phải là Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại.

Bạc Liêu: Đa dạng các hình thức tuyên truyền về chống khai thác IUU

Bạc Liêu: Đa dạng các hình thức tuyên truyền về chống khai thác IUU
(PLVN) - Nhằm tăng cường chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, chiều 27/9, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, UBND phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, huyện Đông Hải tổ chức lắp đặt pano, áp phích và cấp phát tờ gấp tuyên truyền, phổ biến về chống khai thác IUU tại huyện Đông Hải, huyện Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi kiểm tra hoạt động giám định tư pháp tại TP. Cần Thơ

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu tại buổi làm việc
(PLVN) -  Ngày 27/9, Đoàn kiểm tra liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra việc thi hành Luật Giám định tư pháp, Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250) tại TP Cần Thơ. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành TP tiếp và làm việc với Ðoàn kiểm tra .

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: “Tây Ninh cần gắn quy hoạch tỉnh với quy hoạch vùng, đẩy mạnh kinh tế biên mậu”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 27/9, Đoàn công tác của Chính phủ do ông Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Tây Ninh kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm và kế hoạch công tác 3 tháng cuối năm 2024.

Sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 23: Hướng tới mục tiêu xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp “đúng, đủ, sạch, sống”

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Sáng 27/9, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia Nguyễn Văn Bốn đồng chủ trì Hội nghị.

Trung tướng Nguyễn Văn Viện:“Khắc tinh” của tội phạm và nỗ lực chặn đứng “cái chết trắng”

Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về ma túy (Bộ Công an):
(PLVN) 35 năm lăn lộn trong lĩnh vực điều tra tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy, với Trung tướng Nguyễn Văn Viện, đó cũng là mối duyên...Như cánh chim không mỏi, anh vẫn ngày đêm bám trụ “mặt trận” đầy nóng bỏng, với ước mong đất nước sẽ không còn bị kiềm tỏa bởi những chiếc “vòi bạch tuộc” chết người.

Bộ Tư pháp sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Bộ Tư pháp sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp
(PLVN) -Hôm nay 27/9, Bộ Tư pháp tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp của ngành Tư pháp.

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội hợp tác với Đoàn luật sư Hà Nội tăng cường truyền thông pháp luật

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Đài PTTH Hà Nội và Đoàn Luật sư Hà Nội nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố diễn ra thành công tốt đẹp.
(PLVN) - Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) Hà Nội và Đoàn Luật sư Hà Nội diễn ra chiều 26/9, tại trụ sở Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố. Ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội tham dự và chỉ đạo buổi lễ.

Talkshow: Kinh doanh có trách nhiệm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Talkshow: Kinh doanh có trách nhiệm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp - Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và TS. Trần Minh Sơn (Bộ Tư pháp), Chủ tịch Hội đồng cố vấn Trung tâm Trọng tài quốc tế PACC, mặc dù chưa có một văn bản chính thức nhưng Việt Nam đã có những quan tâm và những bước đi xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật trong việc hoàn thiện chính sách và pháp luật, thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm vào cuộc sống. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc Tọa đàm với các chuyên gia về vấn đề này.