Từ khóa: #tạo nên

Lịch sử luyện kim qua câu chuyện người châu Á đúc kiếm

Theo những di chỉ, hơn 2000 năm trước, người Trung Hoa đã đúc được những dụng cụ tinh xảo
(PLO) - Trong lịch sử Á Đông, thanh kiếm không còn là một món võ khí tùy thân, đôi khi nó trở thành một sinh vật, và một sinh vật luôn luôn có hồn, thiêng liêng, nhất là lại được sử dụng để sát hại người khác. Chính vì thế thanh kiếm có khi được coi như một sinh vật tùy thân của người kiếm khách, là một bạn đồng hành hơn là một món vũ khí vô tri. Đúc kiếm không phải chỉ là một kỹ thuật mà còn được coi là một nghi lễ.

Thay 'áo' mới bền đẹp cho vỉa hè Hà Nội

Thay 'áo' mới bền đẹp cho vỉa hè Hà Nội
(PLO) - Các tuyến Trường Chinh, Giải Phóng, Nguyễn Trãi đang được lát đá tự nhiên có tuổi thọ từ  50-70 năm như tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn. Theo kế hoạch đến năm 2020, vỉa hè của 12 quận nội thành Hà Nội sẽ được thay bằng đá tự nhiên. 

Ô nhiễm bãi biển, âu thuyền ở Đà Nẵng: Tiền tỉ chỉ giải quyết được... bề nổi!

Cống xả nước thải trực tiếp gây ô nhiễm biển ở Đà Nẵng
(PLO) - Nhiều bãi tắm như Mỹ Khê, Mân Thái, Thọ Quang… đang bị các khách sạn, nhà hàng xả thẳng nước thải chưa qua xử lý với dòng nước đen ngòm, mùi hôi thối nồng nặc. Trong khi đó, âu thuyền Thọ Quang, nơi tập kết tàu thuyền lớn của miền Trung cũng chung tình trạng ngập rác, bốc mùi lưu cữu của cá, bùn.. 

Đổi đời nhờ trồng Thanh long trên núi đá

Những triền đồi thanh long ngút ngàn đã mang lại no ấm cho đồng bào dân tộc ở xã Minh Thanh.
(PLO) - Những năm gần đây, không ít hộ dân ở huyện Nguyên Bình thuộc tỉnh Cao Bằng đã vươn lên thoát nghèo và trở nên khá giả nhanh chóng khi mạnh dạn bỏ cây ngô, lúa để trồng cây thanh long ở những đám ruộng rẫy khô hạn, cằn cỗi. Giờ đây, ở miền sơn cước nơi đây đã được mệnh danh là “thủ phủ” của thanh long, nhưng để  để được như hôm nay, những người dân đã trải qua nhiều thăng trầm và hành trình “lột xác” rất gian nan.

Lão nông 'khùng' ném nửa tỷ đồng 'đánh thức' đồng hoang nhiễm mặn

Cánh đồng cói của ông Phó.
(PLO) -Không ít người nói ông Nguyễn Văn Phó (65 tuổi, ngụ thôn Gia An Đông, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) bị “khùng” khi bỏ gần 500 triệu đồng vào cánh đồng nhiễm phèn nặng. Thế nhưng, dù mới đang trong giai đoạn cải tạo đất, mô hình trồng cói, kết hợp với trồng mì, chuối và nuôi cá đã cho gia đình ông Phó gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Biến hàng rong nhếch nhác thành “thương hiệu văn hóa ẩm thực” Sài Gòn

Biến hàng rong nhếch nhác thành “thương hiệu văn hóa  ẩm thực” Sài Gòn
(PLO) - Thời gian qua, song song với luồng dư luận ủng hộ thành phố trong chiến dịch “giải phóng vỉa hè”, thì nhiều vấn đề khác cũng đặt ra, trong đó có khía cạnh nhân văn, khi mưu sinh của rất nhiều người dân nghèo vì chiến dịch mà ảnh hưởng. Mới đây, TP.HCM đã đưa ra một đề án khả thi nhằm vừa giải quyết được vấn đề mưu sinh cho người nghèo kinh doanh nơi vỉa hè, vừa có thể tạo ra một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của thành phố.

Bí ẩn về những bộ ngực đàn bà trên cầu thang gỗ của đồng bào Ê đê

Chiếc cầu thang cái trước ngôi nhà của chị H’len
(PLO) -Đứng trước ngôi nhà sàn truyền thống của người Ê đê, nhiều vị khách không khỏi ngỡ ngàng trước hình dáng kỳ lạ của chiếc cầu thang đặt ngay ở hiên trước. Hai bầu ngực được khắc họa sống động khiến không ít người tò mò? Quả thực, phía sau đôi bầu sữa đó là câu chuyện mang đầy tính nhân văn..