Tạo hình lưỡi bằng vạt cánh tay cho người bệnh ung thư

Thiết kế vạt cánh tay ngoài cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Thiết kế vạt cánh tay ngoài cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Quân y 103 mới thực hiện thành công kỹ thuật tạo hình tổn khuyết lưỡi sàn miệng bằng vạt cánh tay ngoài điều trị ung thư lưỡi cho trường hợp bệnh nhân 61 tuổi.

Tháng 12/2022, bệnh nhân T.V.D, 61 tuổi phát hiện khối loét sùi vùng rìa lưỡi phải, không đau, thỉnh thoảng chảy máu. Ông D được sinh thiết vào tháng 1/2023 và được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy sừng hóa, độ II.

Bệnh nhân vào viện ngày 1/2 trong tình trạng đau nhiều ở lưỡi, nói nuốt khó, gầy sút 4,5kg/1 tháng. Khối u vùng lưỡi – sàn miệng phải kích thước 4×4,5 cm, mật độ chắc, có điểm loét, chảy máu.

Bệnh nhân được siêu âm hạch vùng cổ, chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc cản quang, chụp cắt lớp vi tính bụng ngực để chẩn đoán giai đoạn. Sinh thiết hạch cổ phải có kết quả mô bệnh học: hạch di căn ung thư. Bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ là ung lưỡi sàn miệng.

Ngày 8/2, ông D được phẫu thuật cắt triệt để tổn thương, nạo vét hạch cổ chọn lọc. Tiếp theo kíp vi phẫu thuật lấy vạt cánh tay ngoài cùng bên để tạo hình tổn khuyết lưỡi sàn miệng. Tái khám sau mổ 1 tháng, bệnh nhân ăn uống tốt, tăng 3 kg, sẹo mổ liền tốt, không có dấu hiệu tái phát ung thư tại lưỡi sàn miệng. Tuy nhiên bệnh nhân còn nói ngọng.

Bệnh nhân tiếp tục được chuyển sang Trung tâm ung bướu để tiếp tục điều trị xạ trị theo Hội chẩn của Hội đồng tư vấn ung thư của bệnh viện.

Kết quả bước đầu cho thấy sử dụng vạt cánh tay ngoài phù hợp cho tạo hình tổn khuyết lưỡi mức độ lớn ngay cả trong những trường hợp có tổn khuyết sàn miệng hoặc tổ chức xung quanh.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103, ung thư lưỡi là bệnh thường gặp ở bệnh nhân trên 40 tuổi, chủ yếu do nguyên nhân hút thuốc lá và uống rượu. Phẫu thuật và xạ trị là phương pháp điều trị chủ yếu cho ung thư nguyên phát và hạch vùng. Trên lâm sàng, phẫu thuật là phương pháp thường được lựa chọn cho những bệnh nhân chưa có di căn xa.

Tùy tính chất của tổn thương tại chỗ mà phẫu thuật cắt tổn thương bao gồm gần toàn bộ hoặc toàn bộ có kèm theo các tổ chức xung quanh tùy theo mức độ xâm lấn của ung thư (sàn miệng, amidan, xương hàm…) do đó sau phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng nói và nuốt của bệnh nhân. Vì vậy những trường hợp này đặt ra yêu cầu phải tạo hình lại tổn khuyết lưỡi.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.