Tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá là đào sâu “lỗ hổng” văn hóa

Kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được cải thiện, nhưng bên cạnh đó, văn hóa chưa phát triển tương xứng, có sự lệch pha và nguy cơ xuống cấp về văn hóa, suy đồi các giá trị tinh thần, đạo đức, lối sống đã và đang đặt ra cho các nhà quản lý nước ta những bài toán khó.

Kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được cải thiện, nhưng bên cạnh đó, văn hóa chưa phát triển tương xứng, có sự lệch pha và nguy cơ xuống cấp về văn hóa, suy đồi các giá trị tinh thần, đạo đức, lối sống đã và đang đặt ra cho các nhà quản lý nước ta những bài toán khó.

Cân bằng cán cân phát triển kinh tế và văn hóa - xã hội luôn là một bài toán khó
Cân bằng cán cân phát triển kinh tế và văn hóa - xã hội luôn là một bài toán khó

Văn hóa cần sự thấu đáo ở chiều sâu

Nền kinh tế, trong những năm qua đã có những phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng, đi ngược lại với điều đó là sự báo động của việc xuống cấp, mai một các giá trị văn hóa, tinh thần, đạo đức, lối sống.

Theo PGS.TS.Nguyễn Hồng Vinh - Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương thì có ba dấu hiệu cho thấy sự phát triển vượt bậc của chúng ta đã và đang thiếu đi những yếu tố bền vững, đó là: Năng suất, hiệu quả lao động sức cạnh tranh chưa cao, nền kinh tế vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực; sự phân cực giàu nghèo rõ rệt; văn hóa tinh thần có dấu hiệu đi xuống, đạo đức xã hội suy thoái, tệ cửa quyền, tham nhũng, quan liêu làm mất đi những truyền thống tốt đẹp, mối quan hệ giữa người với người ngày một thờ ơ, vô cảm, tội phạm thanh thiếu niên gia tăng...

Nhà thơ, nhà phê bình văn học Lê Quang Trang đã kể lại những câu chuyện tận mắt chứng kiến hàng ngày trong cuộc sống để minh chứng: người tham gia giao thông ý thức ngày một kém, những “đại gia” phất lên nhanh chóng nhưng ý thức và sự văn minh chưa đi kịp sự giàu có nên ứng xử lỗ mãng, kém văn minh, mà bên cạnh đó, cố tình quên đi những mối quan hệ nghĩa tình, thanh niên ngày nay ngại giao tiếp với người lớn tuổi, quên đi lời chào hỏi...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, NSND Chu Thúy Quỳnh, họa sĩ Nguyện Quân, GS Phong Lê đã trình bày cặn kẽ những “lỗ hổng” ở các mặt đạo đức lối sống, các lĩnh vực của văn học nghệ thuật như nghệ thuật biểu diễn, múa, hội họa, điêu khắc, hoạt động xuất bản... và đưa ra các lý giải.

Một câu nói đã được các nghệ sĩ nêu ra, tuy có vẻ nghịch lý nhưng lại là sự thật: “Làm nghệ thuật hôm nay có nhiều thứ mà ngày xưa ước muốn như phục trang, bài trí, ánh sáng... nhưng có một thứ mà bây giờ không có được, đó là cái thời bao cấp gian khổ thiếu thốn vậy mà nghệ sĩ lại sướng vì được quan tâm chu đáo, được phục phụ hết mình cho nhân dân. Từ đó để thấy rằng, trong nghệ thuật, đôi khi đầy đủ về vật chất, mạnh về kinh tế chưa hẳn đã đem lại những hiệu quả phát triển như mong muốn. Nghệ thuật và nghệ sĩ cần hơn thế, một sự thấu đáo ở chiều sâu...”.

Phát triển kinh tế và văn hóa - cuộc đua giữa thỏ và rùa

Ở một góc độ thực tế, PGS.TS.Nguyễn Văn Dân - Phó Viện trưởng Viện Thông tin KHXH đã chỉ ra rằng, trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của chúng ta luôn đạt những con số ấn tượng, từ năm 2000 đến nay, GDP luôn dao động ở mức 7%.

Tuy nhiên, nếu xem xét ở góc độ xã hội tri thức và so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực, thì chúng ta kém tăng trưởng ở nhân tố khoa học - công nghệ và nhân tố vốn chiếm tỉ lệ cao trong sự phát triển (đóng góp của khoa học công nghệ cho sự tăng trưởng ở các nước APEC là 3%, tại Việt Nam là 1,19%). Như vậy, triển vọng hướng tới xã hội tri thức của chúng ta khá khó khăn, đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến văn hóa chưa theo kịp tăng trưởng kinh tế.

Ở tầm vĩ mô, PGS.TS.Đào Duy Quát - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho biết, cắt nghĩa nguyên nhân sự phát triển chưa bền vững, tại Nghị quyết TW5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã chỉ rõ: “Trong khi tập trung sức vào nhiệm vụ kinh tế, Đảng chưa lường hết được những tiêu cực nói trên, từ đó chưa đặt đúng vị trí của văn hóa”.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hồng Vinh chỉ ra, nguyên nhân còn là “chưa thực sự coi trọng xây dựng chiến lược phát triển văn hóa song song với chiến lược phát triển kinh tế”. Tại Đại hội Đảng IX (2001), Đảng ta đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2001-2010) nhưng đến tháng 5/2009, Chính phủ mới phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2010. Theo ông Vinh, rõ ràng, từ lúc xây dựng Nghị quyết năm 1998 cho đến nay, 11 năm trôi qua thì “phần văn hóa” mới được thể chế hóa và đi vào thực tiễn trong khi chỉ còn một năm rưỡi thời hiệu.

Sự “lệch pha” kinh tế - văn hóa đã và đang diễn ra như thế nào, nguyên nhân từ đâu, làm thế nào để lấp đi những “lỗ hổng”, phát triển đồng bộ và bền vững giữa kinh tế, văn hóa, đó là những vấn đề hết sức cấp bách đã được mổ xe tại Hội thảo khoa học - thực tiễn toàn quốc “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trung ương tổ chức trong hai ngày 9-10/12/2011 tại TP.HCM

Ngọc Mai

Tin cùng chuyên mục

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.