Tăng lương tối thiểu - giảm chất lượng đào tạo, nhiều đại học xin thôi tự chủ

Mức học phí năm 2010 tăng 33% so với năm 1998 nhưng lương tăng tới 500%. Lương tối thiểu càng tăng thì các trường có mức độ tự chủ cao càng ít có cơ hội cải thiện điều kiện giảng dạy vì phải tăng chi cho lương và các khoản chi cho lao động khác…

Mức học phí năm 2010 tăng 33% so với năm 1998 nhưng lương tăng tới 500%. Lương tối thiểu càng tăng thì các trường có mức độ tự chủ cao càng ít có cơ hội cải thiện điều kiện giảng dạy vì phải tăng chi cho lương và các khoản chi cho lao động khác…

Vấn đề được đề cập tại Hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập” do Nhóm tư vấn chính sách và Vụ Hành chính sự ghiệp Bộ Tài chính tổ chức ngày hôm qua, 29/11…

Xin thôi "tự chủ" (!?)

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về việc Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, 339 trường đại học công lập (trong tổng số 420 trường đại học trong cả nước) đã được tự chủ.

Theo đó, các trường được NSNN cấp tiền đầu tư, nhưng chi phí thường xuyên, giao các trường tự chủ theo các nhóm:  nhóm trường tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên, nhóm trường tự chủ hơn 50% chi thường xuyên và nhóm trường tự chủ một phần ở mức dưới 50% chi thường xuyên. Các trường tự bù đắp kinh phí chi thường xuyên bằng nguồn thu học phí, trường lớn, trươngf nhỏ đều như nhau.

Tiếng là “tự chủ” nhưng các trường bị áp khung về chương trình giảng dạy, ấn định chỉ tiêu tuyển sinh và áp trần học phí. Trường đào tạo có chất lượng tốt, sinh viên đông phải tự chủ nhiều hơn, giảm hỗ trợ từ NSNN, trường chất lượng thấp hơn lại được hỗ trợ nhiều hơn.

Đại học Ngoại thương là một ví dụ. Năm nào trường này cũng có lượng sinh viên có nguyện vọng vào học lớn và sẵn sàng đóng học phí cao hơn. Trường đã tự chủ hoàn toàn. Không khó khăn như một số trường về nguồn tài chính nhưng cơ chế tài chính đang bó sự phát triển của trường.

“Cả trường chỉ có một chiếc xe ô tô đã ở tuổi 15, trường có tiền, muốn mua xe nhưng cơ chế không cho”- TS. Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết. Không chỉ nhạy cảm như ô tô, trường muốn đầu tư phòng máy vi tính nhưng Kho bạc cũng không xuất chi do “đang thực hiện cắt giảm đầu tư công”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

GS.TS.Ngô Thế Chi – Giám đốc Học Viện Tài chính cũng đưa ra một bất cập: Mức chi cho nghiên cứu khoa học bình quân mỗi giảng viên đại học chỉ có 2 triệu đồng /năm. “Thử hỏi với 2 triệu đồng, nghiên cứu được gì?”- ông Chi bức xúc.

Sự bất cập của cơ chế tài chính đã khiến một số trường ngỏ ý “thôi, xin không tự chủ nữa”.

“Cái khó bó cái khôn!”

Theo TS.Vũ Trường Giang, nhóm nghiên cứu chính sách - Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, tổng chi cho giáo dục đại học 4 năm qua là một trong những nhóm chi tăng cao nhất trong các nhóm chi NSNN. Mức học phí năm 2010 tăng 33% so với năm 1998 nhưng lương tăng tới 500%.

Bên cạnh đó, các trường đang trong cảnh thu không đủ bù chi do mức học phí quá thấp so với chi phí đào tạo thực tế, nhất là học phí đào tạo sau đại học. Nếu hạch toán riêng hoạt động đào tạo sau đại học thì sẽ dẫn đến tình trạng càng đào tạo nhiều học viên sau đại học thì càng lỗ. Vì thế trường nào cũng ở trong tình trạng thiếu kinh phí để bảo dưỡng tài sản, mua sắm các trang thiết bị thay thế.  “Chúng ta luôn nói cần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhưng tài chính không đủ làm sao nâng cao chất lượng”- ông Giang thừa nhận..

Cũng số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, nếu như tổng số tiền NSNN chi cho các trường năm 2011 là 1.246 tỷ đồng, thì số tiền các trường  tự thu từ học phí và tiền chuyển giao công nghệ đã gấp đôi (2.760 tỷ đồng). Khoản tài chính này đã giúp tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên (hệ số tăng thêm thu nhập của các trường tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động chi thường xuyên khoảng từ 0,5 - 1,5 lần).

Nhưng,  “có một nghịch lý là càng tăng lương tối thiểu thì các trường có mức độ tự chủ cao càng ít có cơ hội cải thiện điều kiện giảng dạy vì phải tăng chi cho lương và các khoản chi cho lao động khác” trong khi trần học phí bị khống chế, chỉ tiêu tuyển sinh bị giới hạn…

“Cơ chế này đã làm hạn chế quyền tự chủ, không thúc đẩy các trường và cá nhân người lao động phát huy tính năng động, sáng tạo nên chất lượng dịch vụ cung cấp chưa cao”- nhóm tư vấn kết luận. Đây là tín hiệu từ cơ quan QLNN về “chiếc áo”  tự chủ mới cho các trường đại học...

Linh Lan

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...