Tăng cường năng lực, trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Quang cảnh cuộc họp Tổ công tác số 2.
Quang cảnh cuộc họp Tổ công tác số 2.
(PLVN) - Đây là một trong những chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khi chủ trì cuộc họp Tổ công tác số 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công với 17 bộ, cơ quan Trung ương, diễn ra hôm qua (27/4).

Giải ngân đạt 21,24% so với kế hoạch

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao 17 bộ, cơ quan Trung ương gần 111.768 tỷ đồng. Số vốn đã phân bổ chi tiết hơn 105.135 tỷ đồng, đạt 94%. Số vốn chưa phân bổ chi tiết gần 6.633 tỷ đồng.

Đến hết tháng 4/2023, tổng số vốn đã giải ngân của 17 bộ, cơ quan Trung ương khoảng 23.741 tỷ đồng, đạt 21,24% so với kế hoạch vốn được giao và cao hơn mức bình quân của cả nước (14,66%). Tuy nhiên, tỷ lệ này không đồng đều giữa các bộ, cơ quan Trung ương; có 2 bộ, cơ quan Trung ương giải ngân trên mức bình quân của cả nước (Bộ Giao thông Vận tải 24,27%; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 19,44%). Các bộ, cơ quan Trung ương còn lại đều giải ngân rất thấp.

Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công tác chuẩn bị dự án của các bộ, cơ quan Trung ương còn chậm, chất lượng chưa cao, vẫn còn tình trạng dự án được dự kiến bố trí vốn nhưng chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư. Năng lực, trình độ hiểu biết pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, ngân sách nhà nước của một số cán bộ quản lý dự án chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến việc cần nhiều thời gian để nghiên cứu, xử lý và phải lấy ý kiến nhiều cơ quan, đơn vị khác.

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương cần chủ động đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư; khẩn trương phối hợp với địa phương để xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng. Đối với vướng mắc liên quan tới Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), trước mắt, các bộ, cơ quan Trung ương đẩy mạnh giải ngân tối đa như đã cam kết trong quá trình xây dựng danh mục sử dụng nguồn vốn này. Đối với các cơ quan có tỷ lệ giải ngân quá thấp, cần khẩn trương đề xuất phương án xử lý (điều chỉnh, cắt giảm kế hoạch vốn).

Tại cuộc họp, lãnh đạo các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội… nêu rõ thực trạng, một số dự án phát sinh vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, vượt thẩm quyền xử lý của các bộ, ngành Trung ương. Các dự án sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH chậm được giao kế hoạch vốn, thời gian giải ngân vốn ngắn.

Không để tình trạng phân bổ vốn đầu tư công mà không giải ngân được

Sau khi cho ý kiến cho các dự án cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương phải phối hợp chặt chẽ với nhau, làm việc sát với các địa phương để tháo gỡ từng dự án; chỉ rõ vướng mắc, đề xuất hướng ban hành những văn bản pháp lý theo cấp có thẩm quyền để giải quyết. Bên cạnh đó, các bộ, ngành tập trung rà soát, tăng cường năng lực, trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, quản lý công tác giải ngân vốn đầu tư công từ khâu chuẩn bị, quyết định đầu tư, nhất là cho những dự án lớn, quan trọng.

Nhấn mạnh nhiệm vụ giải ngân từ nay đến cuối năm còn rất nặng nề, Phó Thủ tướng nêu rõ, việc thực hiện chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị, là tiêu chí đánh giá năng lực, kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt, triển khai dự án.

Qua kết quả giải ngân từ đầu năm đến nay, Phó Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng, tập thể lãnh đạo các đơn vị phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm, cá thể hoá trách nhiệm từ khâu đề xuất, thẩm định, tổ chức thực hiện dự án đến phối hợp giải quyết vướng mắc phát sinh, “không để tình trạng phân bổ vốn đầu tư công nhưng không giải ngân được hoặc không bảo đảm tiến độ”. Chính quyền các địa phương chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương trong thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các dự án.

Trong thẩm định các dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng có giải pháp huy động nhân lực, cải tiến phương thức làm việc, đề xuất phương án phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương để rút thời gian thẩm định dự án, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết…

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về hướng xử lý vướng mắc liên quan tới Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH (điều hòa linh hoạt, kéo dài thời gian giải ngân); tiêu chí, định mức, đơn giá, trình tự thủ tục… cho các dự án chuyển đổi số, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phương án điều chuyển vốn từ năm 2022 của các dự án đang triển khai, có nhu cầu vốn; xác định tài sản thế chấp trong các dự án sử dụng vốn ODA…

Tin cùng chuyên mục

Dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

"Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới", Tổng Bí thư Tô Lâm nhắn gửi trong bài viết với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Đọc thêm

Không khí hào hùng nhắc nhớ những ngày tháng 4 lịch sử ở TP HCM

TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc ngập tràn trên mọi con đường, góc phố.
(PLVN) - Những ngày cuối tháng Tư, mọi con đường, góc phố TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc. Trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rất nhiều hình ảnh nhắc nhớ về một thời hào hùng của dân tộc...

Thủ tướng chỉ đạo giữ nguyên thời hạn khởi công hai 'siêu dự án' đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026. Trong quá trình triển khai, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"...

Sẽ bỏ Thanh tra Bộ, tổ chức cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Quang cảnh Phiên họp ngày 26/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Nhằm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lược bỏ hoàn toàn quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện.

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc
(PLVN) -  Sáng 26/4, phát biểu tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định mỗi doanh nghiệp cần coi người lao động là tài sản quý giá nhất; mỗi công đoàn phải là điểm tựa tin cậy và mỗi công nhân cần không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo – để trở thành lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo.

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(PLVN) - Buổi sơ duyệt diễu binh với gần 40 khối thuộc lực lượng Quân đội, Công an, các khối Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và ba khối quân đội nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia. Đông đảo người dân và du khách tập trung hai bên đường theo dõi diễu binh với tâm trạng háo hức và ngập tràn lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước...

Hoàn thiện thể chế về văn học, nghệ thuật là sứ mệnh chung của cả hệ thống chính trị

Hội nghị khẳng định văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 50 năm qua đã đi đúng hướng, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của đất nước.
(PLVN) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 4: Tiến độ Dự án điện hạt nhân sẽ được đẩy nhanh hơn với các cơ chế, chính sách đặc biệt

Phối cảnh Dự án ĐHN Ninh Thuận. (ảnh tư liệu)
(PLVN) - Ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt cho Dự án điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận, Bộ Công Thương đã tổ chức triển khai các công việc cụ thể để đẩy nhanh thực hiện Dự án, nhằm đáp ứng tiến độ lãnh đạo Chính phủ đã giao. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long về vấn đề này.

Xét duyệt đặc xá 2025: Bảo đảm chặt chẽ, nhân đạo, đúng pháp luật

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 24/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn đặc xá năm 2025 chủ trì cuộc họp Hội đồng Tư vấn đặc xá năm 2025 để xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá năm 2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.