Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giáo viên và học sinh

Trường Tiểu học Đồng Lương, nơi xảy ra sự việc đau lòng.
Trường Tiểu học Đồng Lương, nơi xảy ra sự việc đau lòng.
(PLVN) - Ngày 6/5, ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đại diện cho Bộ GD&ĐT tới thăm hỏi, động viên các trường hợp bị nạn trong vụ việc đau lòng xảy ra tại Trường Tiểu học Đồng Lương (xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) hôm 3/5.

Tại buổi làm việc với đoàn, thầy Lê Thiện Quang - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Lương – đã thông tin sơ bộ về vụ việc đối tượng Đỗ Mãnh Chiểu Minh  (trú tại thôn Cốc Mốc, xã Đồng Lương) đột nhập vào trường, dùng dao tấn công khiến em Lê Hữu Phước, học sinh lớp 5A của trường tử vong trên đường đi cấp cứu, 5 học sinh và giáo viên bị thương.

Sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã ổn định tư tưởng, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, phân công cán bộ giáo viên đến viện ở cùng với gia đình, động viên và chăm lo cho học sinh và cô giáo cũng như hỗ trợ gia đình học sinh tử vong lo tang lễ. 

Đến sáng 6/5, nhà trường đã đón 392/398 học sinh trở lại lớp học bình thường. Trong số 6 em vắng mặt, có 4 em hiện đang điều trị tại bệnh viện, sức khỏe tiến triển tốt, 2 em nghỉ học do bị ốm. Cô giáo Trần Thị Thanh cũng đã xuất viện và trở lại dạy học. Tại buổi lễ chào cờ cùng ngày, nhà trường đã tổ chức phát động giáo viên và học sinh quyên góp được 854.000 đồng để ủng hộ các học sinh gặp nạn.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Bùi Văn Linh ghi nhận sự tích cực của nhà trường trong việc phối hợp với ngành Y tế để nhanh chóng chăm sóc cho các thầy cô và học sinh bị thương, cũng như ổn định tâm lý, tư tưởng cho giáo viên và học sinh. 

Ông Linh cũng đề nghị nhà trường tăng cường giáo dục kỹ năng sống, phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm cho học sinh; đề nghị Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, các sở, ban, ngành, địa phương liên quan quán triệt các giải pháp về bảo đảm an toàn trường học, xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường như nghị định của Chính phủ, Chương trình hành động phòng chống bạo lực học đường của Bộ GD&ĐT... 

Ghi nhận kiến nghị của Hiệu trưởng nhà trường và một số đơn vị liên quan về việc cấp kinh phí cho công tác bảo vệ trường học, ông Linh cho biết sẽ có trao đổi với các đơn vị liên quan để có hướng xử lý.  

Trong ngày 6/5, đại diện Bộ GD&ĐT đã đến thắp hương cho em Lê Hữu Phước, động viên cha mẹ em sớm vượt qua mất mát; thăm hỏi các trường hợp bị thương đang điều trị tại bệnh viện.  

Liên quan đến thông tin phản ánh về vụ việc 1 nam sinh lớp 10 Trường THPT Phong Châu (Phú Thọ) làm 4 nữ sinh có bầu, ông Linh đề nghị lãnh đạo Sở GD&ĐT Phú Thọ chỉ đạo quyết liệt Trường THPT Phong Châu phối hợp với chính quyền các địa phương có các học sinh trong diện có thông tin liên quan kiểm tra, xác minh ngay sự việc, qua đó báo cáo thông tin bước đầu về gấp để Bộ nắm được tình hình sơ bộ. Ông Linh cũng nhấn mạnh cần làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và học sinh liên quan nếu thực sự có sự việc xảy ra. 

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...