Tấn công tội phạm trên “điểm nóng” Vũng Áng

Một số đối tượng gây án bị Đồn Biên phòng Đèo Ngang bắt giữ.
Một số đối tượng gây án bị Đồn Biên phòng Đèo Ngang bắt giữ.
(PLO) - Nhằm đảo bảo an ninh trật tự, tạo môi trường an toàn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, Đồn Biên phòng Đèo Ngang, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng, nỗ lực đẩy lùi tội phạm trên vùng đất “nóng”.

Với hơn 40.000 lao động tạm trú trên địa bàn, trong đó có 7.944 người nước ngoài đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều năm nay, Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng (Hà Tĩnh) trở thành điểm nóng, phức tạp về an ninh trật tự. Ngoài các tệ nạn xã hội như nghiện hút, trộm cắp, cờ bạc, Vũng Áng còn xuất hiện các tổ chức tội phạm theo kiểu “xã hội đen” như bảo kê, đòi nợ thuê..., sẵn sàng dùng vũ khí “nóng” thanh trừ lẫn nhau và chống lại người thi hành công vụ. 

Từ vùng đất “loạn” tệ nạn 

KKT Vũng Áng có diện tích hơn 22.700 ha, được Chính phủ phê duyệt thành lập năm 2006 nằm ở chân dãy núi Hoàng Sơn, bao trùm các xã Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh (đều thuộc TX Kỳ Anh) với diện tích tự nhiên 227,81 km². Phía Bắc và Đông KKT giáp biển Đông. Hiện có hơn 150 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào Vũng Áng.

 Trong số này, dự án trọng điểm là Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (Đài Loan) với tổng mức đầu tư giai đoạn một gần 12 tỷ USD. Quản lý biên giới biển KKT Vũng Áng gồm hai đơn vị là Đồn Biên phòng Đèo Ngang và Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng - Sơn Dương thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh. 

Trước khi thành lập KKT, Vũng Áng là một vùng thuần nông, nhiều người dân làm nghề đánh bắt hải sản trên biển. KKT ra đời, sự xuất hiện của hơn 40.000 lao động tạm trú trên địa bàn, trong đó có 7.944 người nước ngoài đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã gây khó khăn cho công tác quản lý tạm trú, tạm vắng, kéo theo hàng loạt tệ nạn xã hội khiến an ninh trật tự phức tạp. 

Xã Kỳ Liên được xem là trung tâm của dự án Formosa với số người tạm trú lên đến 2.650 người (xấp xỉ dân số toàn xã), trong đó có 560 người nước ngoài. Xã nhức nhối với các tệ nạn cờ bạc, lô đề, trộm cắp tài sản, đánh nhau, gây rối trật tự công cộng... 

Tuy nhiên, trước đây, không chỉ xã Kỳ Liên mà tình hình an ninh trật tự trên địa bàn các xã nằm trong KKT Vũng Áng đều “nóng”. Trong đó, nổi lên là tình trạng trộm cắp tài sản ở các công trường, xí nghiệp đang thi công; cố ý gây thương tích do mâu thuẫn trong sinh hoạt, tranh chấp địa bàn làm ăn; xuất hiện các ổ nhóm bảo kê, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; các tai nạn, tệ nạn xã hội như cờ bạc, hoạt động mại dâm, sử dụng trái phép chất ma túy… 

“Nhờn” luật, các băng nhóm tội phạm coi thường pháp luật, ngang nhiên chống trả lại những người thực thi pháp luật. Rạng sáng ngày 4/5/2011, 4 đối tượng đã đột nhập vào công trường nhà máy điện Vũng Áng trộm sắt và bình ô xy. Khi bị bảo vệ phát hiện và truy bắt, chúng bỏ chạy, để lại hiện trường 2 xe máy và tang vật. Tuy nhiên, ngay sau đó, 4 tên trộm quay lại kéo thêm hơn 10 tên nữa. Bọn chúng vừa chửi rủa, vừa cầm gậy gộc tấn công, ném đá vào lực lượng bảo vệ để cướp lại tang vật và phương tiện gây án. Sau đó, 1 đối tượng đã bị lực lượng bảo vệ bắt giao công an xử lý. 

Đỉnh điểm là vụ xô xát tại cổng chính Tập đoàn Formosa vào chiều tối 14/5/2014 giữa khoảng 5.000 công nhân Việt Nam với 1.000 công nhân Trung Quốc. Vụ xô xát làm 149 người bị thương, hai người tử vong. Một số nhà tạm tại công trường bị đốt. Lợi dụng tình hình hỗn loạn, một số kẻ gian đã đập phá, trộm cắp nhiều thiết bị, tài sản trong các khu nhà xưởng. Lực lượng Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tạm giữ 104 người, khởi tố 36 bị can về hành vi gây rối trật tự công cộng và trộm cắp tài sản. 

Trong lúc các lực lượng chức năng ngăn chặn, giải tán vụ xô xát, ba đối tượng là Nguyễn Văn Thắng (SN 1988), Nguyễn Hữu Chiến (SN 1996) cùng trú tại xã Sơn Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh và Trịnh Xuân Thủy (SN 1996, trú tại xã Khánh An, Yên Khánh, Ninh Bình) đã dùng vũ lực đánh lại 3 chiến sĩ BĐBP Đồn Vũng Áng. Ngày 12/11/2014, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã mở phiên tòa sơ thẩm tuyên phạt 14 bị cáo tham gia gây rối vào ngày 14/5/2014 tổng cộng 312 tháng tù. 

Sau đó, Bộ Tư lệnh BĐBP đã điều động 103 cán bộ chiến sĩ, huấn luyện viên cùng 78 chó nghiệp vụ thuộc trường Trung cấp 24 BP có mặt tại KKT Vũng Áng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trước mọi tình huống.

 

“Khắc tinh” của tội phạm 

Trung tá Phan Mạnh Tâm - Đồn trưởng Đồn BP Đèo Ngang cho biết: “Năm 2015, Đồn BP Đèo Ngang đã bắt giữ 8 vụ/24 đối tượng, trong đó có 3 vụ/4 đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy và 5 vụ/20 đối tượng trộm cắp, xử lý hành chính 28 vụ/33 đối tượng, nộp ngân sách nhà nước 121 triệu đồng”. 

Những năm qua, phối hợp với lực lượng BĐBP và Công an Hà Tĩnh, Đồn BP Đèo Ngang đã bóc gỡ được nhiều vụ án, đẩy lùi tệ nạn xã hội và tội phạm ở vùng đất “nóng” Vũng Áng. Trong đó có những vụ trộm cắp do người nước ngoài thực hiện. 

Ngày 18/12/2015, tại khu vực cổng chính công trường Công ty Formosa, tổ công tác của Đồn BP Đèo Ngang phối hợp với lực lượng cơ động BĐBP Hà Tĩnh phát hiện xe ô tô bán tải mang BKS: 37S - 6792 do tài xế Huang Jui Hsiung (SN 1958, quốc tịch Đài Loan) trú tại xóm Hồng Sơn, xã Kỳ Phương vận chuyển 50 đoạn dây cáp lõi đồng có trọng lượng 280kg lấy trộm từ công trường Formosa đưa ra ngoài tiêu thụ. Nhà thầu cho biết: Đây là dây cáp điện thi công trên băng chuyền, 1m có giá trên 800.000 đồng, tổng số tài sản bị lấy cắp hơn 40 triệu đồng. 

Ngày 17/6/2016, tại Trạm thu phí Đèo Ngang (thôn Minh Thành, xã Kỳ Nam, TX Kỳ Anh), lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Đồn BP Đèo Ngang, Biên phòng Cảng Vũng Áng - Sơn Dương, Công an thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bắt quả tang 3 đối tượng đi xe ô tô Lacetti mang BKS 38A-07837 vận chuyển 1 bánh cần sa, 2 gói cần sa trọng lượng 0,8kg, 3 gói ma túy đá, 2 gói hê rô in, hàng chục bơm kim tiêm và dụng cụ sử dụng ma túy đá… 

Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Lê Xuân Thanh (SN 1980, trú tại tổ 7, thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), Bùi Văn Hòa (SN 1973, trú tại khối 6, phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh) và Vàng Thị Thủy (SN 1984, trú tại Châu Thắng, Quỳ Châu, Nghệ An). Khám xét nơi ở của các đối tượng còn thu thêm gần 100 gram ma túy đá. Đối tượng Lê Xuân Thanh từng có tiền án, tiền sự, thụ án 40 tháng về tội tàng trữ ma túy, có “thâm niên” 7 năm nghiện ma túy. Đối tượng Bùi Văn Hòa bị nhiễm HIV, nghiện ma túy 20 năm nay và có 2 tiền án, tiền sự về tội lừa đảo, tàng trữ ma túy. Các đối tượng khai nhận thường xuyên mua ma túy tại địa bàn tỉnh Nghệ An để sử dụng và bán lại cho các con nghiện trên địa bàn và các vùng lân cận. 

Hiện nay, tình hình an ninh trật tự ở Vũng Áng đã ổn định. Không chỉ là “khắc tinh” của tội phạm, cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Đèo Ngang còn vượt sóng to, gió lớn, kịp thời cứu 8 công nhân Công ty How Yo (Trung Quốc) đang thi công cầu cảng Sơn Dương gặp sự cố đứt neo, xà lan bị chìm, trôi dạt trên biển vào ngày 10/2/2014. Cuối tháng 3/2016, sau một lần lặn biển bắt hải sản, anh Nguyễn Xuân Thành (ở xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) đã phát hiện một đường ống xả thải ngầm cắm sâu xuống lòng biển đang phun ra thứ nước vàng đục có mùi hôi thối. Sau đó anh Thành về trình báo với Đồn BP Đèo Ngang, lộ diện Công ty Formosa xả thải trái phép trên biển.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Đọc thêm

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.