Giữ vững ANTT- Điểm cộng cho tăng trưởng kinh tế

Lực lượng Công an nhân dân đi đầu trong nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, TTATXH, bảo đảm an toàn cho các dự án đầu tư, cho nhà đầu tư, chính là góp thêm điểm cộng cho tăng trưởng kinh tế đất nước.
Tính đến ngày 22/10/2014 là tròn 4 năm thực hiện Nghị quyết 48 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa phòng chống tội phạm với phát triển KT-XH.
Trấn áp mạnh tội phạm, tạo môi trường an toàn, lành mạnh
4 năm qua, nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới, tình hình tội phạm cũng có nhiều diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, như khẳng định của  Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ  (Ban Chỉ đạo 138), “đời sống càng khó khăn, thì càng phải bảo đảm an toàn cho nhân dân. Chúng ta hoàn toàn có khả năng kiềm chế các loại tội phạm. Khi giữ được bình yên cho dân, xây dựng xã hội an toàn thì mới có thể gây dựng được niềm tin vững chắc với nhân dân".
Bộ trưởng Bộ Công an - Đại tướng Trần Đại Quang luôn chỉ đạo, căn dặn cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. CAND phải bám sát và phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước, vì cuộc sống bình yên của nhân dân”.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng thường xuyên quán triệt: Lực lượng thù địch và các loại tội phạm luôn tìm mọi cách chống phá sự ổn định và phát triển của đất nước ta, chính vì vậy lực lượng CAND phải làm nòng cốt, đi đầu trong tấn công tội phạm; phải đánh mạnh, đánh quyết liệt, đánh thắng, không để tồn tại “vùng cấm” trong phòng chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, các dự án trọng điểm… đang làm suy giảm sự phát triển của nền kinh tế, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp cách mạng.
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trao đổi với các đại biểu bên lề kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII. Ảnh: VGP/Thanh Liêm
 Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trao đổi với các đại biểu bên lề kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII. Ảnh: VGP/Thanh Liêm
Thực tế, liên tục trong thời gian qua, các lực lượng chuyên trách tập trung mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Hàng chục nghìn băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy đã bị triệt phá, bóc gỡ; nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn bị phát hiện, điều tra, xử lý; hoạt động của tội phạm có tổ chức và băng nhóm tội phạm hình sự mang tính chất “xã hội đen” đã được ngăn chặn, tình hình tội phạm ở các thành phố lớn, trên các tuyến, địa bàn trọng điểm cơ bản được kiềm chế…
Như vậy, có thể thấy rằng tình hình kinh tế, xã hội với những chuyển biến tích cực trong những năm qua mặc dù chưa đạt được như kỳ vọng, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, trong đó công tác phòng chống tội phạm có vai trò quan trọng, đã tạo ra được môi trường lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
Xung quanh vấn đề trên, phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã ghi nhận một số ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII khai mạc sáng 20/10 tại Hà Nội.
Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết: Cuộc đấu tranh chống tội phạm là vô cùng cam go quyết liệt, gian nan vất vả, chịu nhiều áp lực rất lớn, nhưng lực lượng Công an nhân dân nguyện sẽ tiếp tục giữ vững bản lĩnh chính trị, đẩy mạnh cuộc đấu tranh này với quyết tâm cao hơn nữa để giữ trọn niềm tin với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng mong muốn lực lượng CAND nhận được sự chia sẻ, động viên, phối hợp, giúp đỡ nhiều hơn nữa của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và các cơ quan thông tấn, báo chí.
Ông Phùng Đức Tiến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ảnh: VGP/Thanh Liêm
 Ông Phùng Đức Tiến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ảnh: VGP/Thanh Liêm
Ghi dấu ấn mạnh mẽ, làm nức lòng dân
Ông Phùng Đức Tiến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội khẳng định trong thời gian gần đây, lực lượng Công an đã  triệt phá được rất nhiều vụ án tham nhũng lớn, loại bỏ được hàng loạt đường dây buôn bán ma túy lớn, xóa sổ các băng đảng tội phạm có tổ chức, đem lại sự bình yên cho xã hội để phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, góp phần ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh. Những thành tích đó của lực lượng CAND đã thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhượng, xóa bỏ quan niệm về cái gọi là “vùng cấm”, kiên quyết đưa tội phạm ra ánh sáng, cho dù đó là bất kỳ ai, bất kỳ chức vụ gì.
Khi chuyên án của Bộ Công an triệt phá băng nhóm xã hội đen do Minh “sâm”, Hưng “sóc” cầm đầu gần đây được các báo đăng tải, không những người dân vùng quê Kinh Bắc mà nhân dân cả nước bày tỏ sự phấn khởi, sự biết ơn các chiến sĩ công an đã dũng cảm đấu tranh triệt phá tội phạm. Có thể nói, hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là những vụ án lớn của lực lượng CAND cả nước trong những năm gần đây đều in dấu ấn chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, đó là “Sát sao và quyết liệt…”, ghi được dấu ấn mạnh mẽ và làm nức lòng người dân.
Không có vùng cấm cho tội phạm
“Việc triệt phá hàng loạt vụ án đình đám vừa qua cho thấy Bộ Công an đã vào cuộc với trách nhiệm cao và quyết tâm giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chắc chắn sẽ không còn vùng cấm nào cho mọi loại tội phạm và qua đó, giữ được niềm tin của người dân”, ông Nguyễn Sỹ Cương Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận xét.
Ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ảnh: VGP/Thanh Liêm
 Ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ảnh: VGP/Thanh Liêm
Khi được hỏi về sự thành công của một số chuyên án lớn và việc bắt giữ một số đối tượng như Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên, Trần Trọng Phúc (Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt), một số lãnh đạo chủ chốt Ngân hàng Xây dựng, và gần đây nhất là vụ án Minh Sâm cùng đồng bọn... với sự vào cuộc âm thầm mà quyết liệt của lực lượng Công an, sẽ không còn "vùng cấm" cho tham nhũng, tội phạm, ông Nguyễn Sỹ Cương khẳng định: Thời gian qua,  một số tội phạm thao túng, lũng đoạn nền kinh tế và việc hình thành một số tổ chức băng nhóm lớn theo kiểu xã hội đen ở một số địa phương đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế, gây mất ổn định xã hội, làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và nhất là niềm tin đối với các lực lượng chấp pháp. 
Lợi dụng sự lơ là, mất cảnh giác của chính quyền và công an các địa phương, bọn tội phạm kinh tế và hình sự ra sức hoạt động, thậm chí bắt tay với một số cán bộ thoái hóa biến chất trong cơ quan quản lý Nhà nước để được “bảo kê”, che chắn cho chúng hoạt động phi pháp, làm mất ổn định kinh tế, xã hội. Trước tình hình đó, Bộ Công an đã vào cuộc, thực hiện thành công nhiều chuyên án lớn, bắt giam một số đối tượng quan trọng, chủ chốt để điều tra, truy tố trước pháp luật.
Ông Nguyễn Sỹ Cương cho rằng: Tinh thần quyết liệt của ngành Công an có thể “đo đếm” bằng những cảm xúc của người dân về tình hình tội phạm. Hai trạng thái này luôn chuyển động ngược chiều nhau, nếu tinh thần quyết liệt thực thi nhiệm vụ của ngành Công an càng tăng thì sự bức xúc của người dân sẽ càng giảm.
Tất nhiên, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả trong đấu tranh với các loại tội phạm, trong đó có tội phạm tham nhũng, đòi hỏi không chỉ là sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa của ngành Công an mà còn phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân. Những việc làm cụ thể đầy trách nhiệm vừa qua của Bộ Công an vừa qua rất đáng ghi nhận.
Một thực tế không thể né tránh là cùng với khó khăn của nền kinh tế, tình hình tội phạm ở nước ta vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Nhiều loại tội phạm nghiêm trọng chưa được kiềm chế. Tội phạm có tổ chức, băng nhóm tội phạm mang tính chất “xã hội đen”, tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm về ma túy hoạt động công khai, manh động ở nhiều thành phố lớn, trên các tuyến biên giới, trắng trợn xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội và nhân dân. Tham nhũng và tội phạm tham nhũng vẫn hết sức nhức nhối, trở thành một trong những mối đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chế độ… Vì vậy, cuộc đấu tranh với tội phạm, bảo vệ sự bình yên cuộc sống vẫn luôn là cuộc đấu tranh không khoan nhượng.
Ông Nguyễn Sỹ Cương nói: Qua tiếp xúc cử tri, tôi đều cảm nhận được một điều mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhưng người dân ai cũng mong muốn một cuộc sống bình yên- đó là thứ tài sản quý giá hơn nhiều tài sản vật chất. Và ngành Công an là lực lượng tiên phong, quan trọng hàng đầu trong nỗ lực mang lại sự bình yên đó.
Chúng ta có thể cố gắng để có được mức tăng trưởng cao hơn nhưng nếu người dân luôn phải sống trong cảnh phấp phỏng, bất an và xã hội không ổn định thì sự tăng trưởng ấy cũng không mang lại nhiều ý nghĩa đích thực. Đảm bảo sự bình yên cho toàn xã hội trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay vừa là thách thức nhưng cũng là vừa là cơ hội đối với ngành Công an. Bởi như cổ nhân đã nói “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, người dân vẫn đang và luôn chờ đợi để gửi trọn niềm tin ấy.
Ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: VGP/Thanh Liêm
 Ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Ảnh: VGP/Thanh Liêm
Đã qua thời đồng tiền điên đảo
Đề cập đến vấn đề liên quan đến một số vụ án kinh tế lớn được phá trong thời gian qua, khi dư luận được chứng kiến “những màn ngã ngựa của các đại gia đứng trên tiền, dùng đồng tiền khuynh đảo xã hội”, ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói: “Tôi cũng như rất nhiều người dân đều có niềm tin rằng thời đồng tiền điên đảo đã đến hồi cáo chung". Bởi cái triết lý “cái gì không mua được bằng tiền, sẽ mua được bằng rất nhiều tiền” sẽ làm đảo lộn nhiều chuẩn mực xã hội, gây hỗn loạn cả nền kinh tế và nếu không thay đổi được điều này, đất nước khó mà phát triển. Vì thế, tôi thấy sự vào cuộc tích cực của Bộ Công an khi phá những vụ án lớn về kinh tế, đặc biệt là những vụ án liên quan đến hệ thống ngân hàng, đặc biệt có ý nghĩa. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có giám sát, nghiên cứu và thấy rằng tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nếu không được ngăn chặn kịp thời, chúng ta khó mà vực dậy được nền kinh tế, vốn đang rất khó khăn.
Qua theo dõi tôi cho rằng, để nền kinh tế, tài chính, ngân hàng, tiền tệ hoạt động ổn định được như thời gian qua là nhờ có quyết tâm cao trong chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Các nhiệm vụ, biện pháp được triển khai đồng bộ trước hết đặt trọng tâm nhằm vào nhóm tội phạm liên quan tới hệ thống ngân hàng, nhất là các hành vi thâu tóm. Bộ Công an đã chỉ đạo quyết liệt điều tra, phá án, không để tội phạm lọt lưới cũng không làm oan sai. Việc truy tố, đưa ra xét xử các vụ án đã góp phần quan trọng để các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động theo đúng quy định pháp luật và giúp ngành ngân hàng cũng như thị trường tài chính, tiền tệ hoạt động ổn định trong suốt thời gian vừa qua.
Đồng thời, Bộ Công an cũng đã quyết liệt triển khai các kế hoạch tấn công tội phạm trên mọi lĩnh vực. Nhiều vụ án đại án tham nhũng lớn tưởng chừng bế tắc nhưng đã nhanh chóng có kết luận điều tra và sớm đưa ra xét xử cho thấy không có “vùng cấm” nào cả.
Chính vì vậy tôi đồng tình với ý kiến của đại biểu Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã phát biểu trên báo chí: “Tôi rất tin lãnh đạo Bộ Công an, đặc biệt là Đại tướng Trần Đại Quang, rất vô tư, khách quan và chỉ đạo nghiêm túc trong việc triệt phá các vụ án tham nhũng”.
Giữ vững an ninh chính trị, TTATXH, bảo đảm an toàn cho các dự án đầu tư, cho nhà đầu tư chính là điểm cộng cho tăng trưởng kinh tế đất nước. Chiến công và những hy sinh thầm lặng của các chiến sỹ Công an đã khẳng định niềm tin ấy!

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.