“Tấm thẻ vaccine”, giải pháp được kỳ vọng vực dậy nền kinh tế

 Nhiều nước trên thế giới lựa chọn giải pháp “Hộ chiếu vaccine”.
Nhiều nước trên thế giới lựa chọn giải pháp “Hộ chiếu vaccine”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Tấm thẻ vaccine” hay còn được gọi là “Thẻ xanh COVID”, “Hộ chiếu vaccine”… đang là tấm thẻ rất được quan tâm trên thế giới vào thời điểm hiện nay. Việt Nam cũng tăng cường nghiên cứu và thí điểm sử dụng “Thẻ xanh COVID” nhằm đưa ra giải pháp cân bằng giữa mục tiêu bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và phát triển kinh tế trong đại dịch COVID-19.

Những thí điểm đầu tiên tại Việt Nam

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, yêu cầu nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới. Nắm bắt được tình hình, sau thời gian nghiên cứu, Việt Nam đã có những thí điểm đầu tiên về “Tấm thẻ vaccine” nhằm đáp ứng yêu cầu trên.

Chiều 4/9 theo giờ địa phương, chuyến bay thí điểm chở khách có “Tấm thẻ vaccine” phòng COVID-19 đầu tiên đã hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Chuyến bay mang số hiệu VN5311, chở 297 công dân Việt Nam từ Nhật Bản.

Toàn bộ hành khách trên chuyến bay có “Tấm thẻ vaccine” đều đáp ứng đủ hai điều kiện: tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh); có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận.

Đồng thời, đây cũng là chuyến bay đầu tiên thí điểm chương trình cách ly y tế tập trung 7 ngày. Rút ngắn 7 đến 14 ngày so với quy trình bình thường, tùy thuộc vào chủng biến thể COVID-19 nơi hành khách xuất cảnh. Đây được coi là thí điểm đầu tiên tại Việt Nam về việc sử dụng “Tấm thẻ vaccine” nhập cảnh cho người tiêm đủ 2 mũi. Được biết, sau chuyến bay đầu tiên, Chính phủ cùng với tỉnh Quảng Ninh đã đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng vào thời gian tới.

Không chỉ dành cho khách nhập cảnh, thí điểm “Thẻ xanh COVID” đang dần được áp dụng với người dân tham gia lưu thông tại các tỉnh, thành. Ngày 6/9, một phần của tỉnh Bình Dương đã được nới lỏng giãn cách xã hội và là tỉnh đầu tiên áp dụng “Thẻ xanh COVID”. So với quy định hiện hành, ngoài lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, người dân đã tiêm 1 mũi vaccine sẽ được cấp “Thẻ vàng” khi lưu thông phải có thêm giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính. Đối với người đã tiêm 2 mũi vaccine sẽ được phép tham gia lưu thông bằng “Thẻ xanh”. Thế nhưng, việc này chỉ được áp dụng tại các huyện, thị xã, thành phố đã đạt tiêu chí là “vùng xanh” và đã nới lỏng giãn cách.

Tiếp đó, ngày 8/9 Khánh Hòa là tỉnh tiếp theo áp dụng “Thẻ xanh COVID” ngay khi hết thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh Khánh Hòa đã có Chỉ thị 18 về việc triển khai biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tương ứng với từng mức độ nguy cơ ở thôn, tổ dân phố. Trong đó, người tiêm vaccine 2 mũi đủ 14 ngày sẽ được ưu tiên đi làm, lưu thông.

Đặc biệt trong giai đoạn nhiều tỉnh, thành đang tăng tốc độ tiêm vaccine để sớm mở cửa trở lại trong thời gian tới. Thì những thí điểm, dự thảo về “Thẻ xanh COVID” tại nhiều nơi đang rất được người dân quan tâm.

Chiều ngày 10/9, UBND TP HCM tổ chức Hội nghị tiếp thu ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TP HCM sau ngày 15/9. Theo dự thảo kế hoạch, khi mở cửa, “Thẻ xanh, Thẻ vàng Covid” là điều kiện để người dân tham gia các hoạt động sản xuất, sinh hoạt theo mức độ kiểm soát dịch của thành phố.

Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho biết, mục tiêu của TP là phấn đấu đến 15/9 cơ bản kiểm soát dịch bệnh, nới lỏng và phục hồi kinh tế, đưa TP về trạng thái “bình thường mới”. “Quan điểm về việc nới lỏng phục hồi kinh tế tại TP HCM dựa trên nguyên tắc an toàn, linh hoạt theo kết quả phòng chống dịch. Tiêu chí đánh giá an toàn dựa trên Thẻ xanh, Thẻ vàng căn cứ trên kết quả tiêm vaccine” - ông Mãi nói.

Tuy nhiên, vào chiều ngày 13/9, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, để đảm bảo chống dịch bền vững hơn, hài hòa, an toàn và nhu cầu mở lại một số hoạt động, TP sẽ giãn cách xã hội thêm một thời gian. Còn về “Thẻ xanh COVID”, trong thời gian sắp tới dựa trên những tiêu chí an toàn để kiểm soát và quản lý, đây sẽ là một trong những biện pháp để giám sát an toàn cho người dân.

Ông Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP HCM chia sẻ thêm về “Thẻ xanh COVID-19, ông Thượng cho rằng thẻ này không thay thế cho giải pháp hết sức quan trọng là 5K và xét nghiệm, người dân tránh hiểu lầm là có Thẻ xanh thì không cần 5K và xét nghiệm. Vì có Thẻ xanh chỉ bảo vệ cá nhân nhưng chúng ta có thể có virus trong người, có thể lây bệnh cho người khác, cho cộng đồng. Vì vậy, Thẻ xanh phải kết hợp với 5K, xét nghiệm.

TP HCM dự kiến mở lại các hoạt động cho người có “Thẻ xanh, Thẻ vàng COVID”.

TP HCM dự kiến mở lại các hoạt động cho người có “Thẻ xanh, Thẻ vàng COVID”.

Có thể thấy, “Thẻ xanh COVID” đang là phương án được nhiều tỉnh, thành quan tâm cũng như nghiên cứu nhằm nới lỏng giãn cách xã hội với những người đã tiêm 1 – 2 mũi vaccine. Nhiều ý kiến cho rằng, cần đồng thời áp dụng “Thẻ xanh Covid” với những biện pháp khác để đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả tối đa.

Giải pháp vực dậy nền kinh tế

Sự ra đời của vaccine COVID-19 vào tháng 12/2020, đã làm dấy lên hy vọng thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi lại nền kinh tế thế giới sau một năm xuống dốc. Ngay lúc này, cả thế giới đang tập trung mọi nỗ lực nhằm bảo đảm dịch bệnh COVID-19 không tiếp tục lây lan, cướp đi các sinh mạng; song song với đó là phục hồi kinh tế và khôi phục lại sự sôi động của giao thương quốc tế.

Để đối phó với đại dịch COVID-19 kéo dài như hiện nay, nhiều quốc gia đã lựa chọn giải pháp “Hộ chiếu vaccine”. Trung Quốc - quốc gia khởi phát đại dịch đã ra mắt “Hộ chiếu vaccine” dưới dạng ứng dụng WeChat mini vào tháng 3/2021. Các nước như Israel có Green Pass, Đan Mạch có Coronapas, Liên minh Châu Âu (EU) ứng dụng Chứng chỉ COVID Kỹ thuật số EU.

Tại Pháp, người dân và du khách tới các rạp chiếu phim, bảo tàng, sân vận động và những sự kiện có sức chứa hơn 50 người sẽ phải chứng minh đã tiêm chủng đủ hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19. Italy cũng đã bắt đầu triển khai “Thẻ xanh Covid” nhằm từng bước đưa cuộc sống trở lại bình thường. Kể từ ngày 6/8/2021, người dân cần xuất trình “Thẻ xanh” trước khi vào nhà hàng, bảo tàng, phòng tập thể dục, nhà hát.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hồi cuối tháng 07/2021 thông báo “Hộ chiếu vaccine” sẽ là quy định bắt buộc của nước này tại các địa điểm đông người, trong đó có hộp đêm kể từ cuối tháng 9 này. Mới đây nhất hôm 6/9, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cũng chính thức phê duyệt “Hộ chiếu vaccine điện tử” tại nước này. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đang nghiên cứu và thí điểm “Tấm thẻ vaccine”, đây được coi là giải pháp hàng đầu trong việc phục hồi nền kinh tế.

Tại nước ta, vừa chống dịch, vừa nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đang là một bài toán khó. Sự ra đời của “Thẻ xanh COVID” có thể là giải pháp giúp đáp ứng cả hai mục tiêu trên. Trong bối cảnh hiện nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, “Thẻ xanh COVID” có thể là cơ sở để chúng ta tái thiết hoạt động giao lưu, phá vỡ tình trạng đóng băng của nhiều ngành kinh tế khi đại dịch vẫn đang tiếp diễn. Đây cũng được đánh giá là một con đường nghiêm túc để thúc đẩy du lịch và giao lưu quốc tế.

Thêm vào đó, đây cũng có thể là chìa khóa đưa xã hội trở lại trạng thái bình thường khi những người đã tiêm phòng được cho phép tham gia các hoạt động xã hội. Từ đó các doanh nghiệp, hộ kinh doanh lớn, nhỏ có thể trở lại “quỹ đạo” phát triển. Dần dần, nền kinh tế sẽ được phục hồi và thúc đẩy theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh điểm quan trọng nhất để có thể phục hồi nền kinh tế đó là cần phải phòng chống dịch hiệu quả. Việc phục hồi nền kinh tế chỉ có thể thực hiện sớm, mở rộng nhanh khi tình hình dịch bệnh cải thiện tốt.

Có thể thấy rõ lợi ích thiết thực mà “Tấm thẻ vaccine” có thể mang lại trong bối cảnh đại dịch hiện nay. Nếu áp dụng đúng và hiệu quả với những biện pháp song song, đây có thể là giải pháp giúp thực hiện mục tiêu “kép” vừa phục hồi, phát triển kinh tế vừa phòng chống, dịch COVID-19.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..

Cục thuế Thừa Thiên Huế triển khai nhiều chính sách, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Cục thuế Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.
(PLVN) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cũng như lắng nghe những vướng mắc, hỗ trợ “họ” thực hiện quyết toán thuế, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều chính sách tốt góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.