Tam Quốc diễn nghĩa - Những tình tiết ...bịa đặt trắng trợn

Quan Vũ với Thanh Long đao và ngựa Xích Thố
Quan Vũ với Thanh Long đao và ngựa Xích Thố
(PLO) -Nhiều người thắc mắc về tuổi tác các nhân vật chính trong lịch sử. Nếu xếp thứ tự từ cao xuống thấp, sẽ là: Tào Tháo – Lã Bố - Triệu Vân – Quan Vũ – Lưu Bị - Trương Phi – Lỗ Túc – Chu Du – Gia Cát Lượng – Tôn Quyền – Lục Tốn. Một số tư liệu cho thấy, Triệu Vân nhiều hơn Lưu Bị ít nhất 2 tuổi; năm xảy ra trận Xích Bích, Triệu Vân đã 50, Trương Chiêu kém Tôn Kiên 1 tuổi, Quan Vũ nhiều hơn Lưu Bị 1 tuổi.

Bị hại thành...bị tội!

“Tam Quốc diễn nghĩa” có chuyện Ngụy Diên làm phản nhưng thực tế, Ngụy Diên là người bị hại. Hay chuyện Phụng Sồ chết ở gò Lạc Phụng cũng lệch hàng trăm cây số: Bàng Thống trúng tên mà chết khi đánh Lạc Thành, không phải chết ở gò Lạc Phụng.

Chuyện “Hoàng Trung chiến Quan Vũ” cũng ....hư cấu nốt! Không có chuyện Quan Vũ tha Hoàng Trung vì nghĩa. Trong chính sử, Quan Vũ chê Hoàng Trung già bỏ không dùng, sao có chuyện tha vì nghĩa.

Còn Lưu Tông, sau khi hiến Kinh Châu, được Tào Tháo bổ nhiệm làm Thích Sử Thanh Châu, phong Liệt hầu chứ không bị giết. Về sau, để ghi nhận công tích Lưu Tông, Tào Tháo thăng làm Gián nghị Đại phu.

“Lưu Hoàng thúc Lưu Bị” cũng là chuyện nực cười. Hư cấu ra chuyện Hán Hiến Đế gọi “Lưu Hoàng thúc” là để biểu đạt Lưu Bị “bảo vệ Hán thất” và Tào Tháo là “quốc tặc”; còn nếu Lưu Bị là Hoàng thúc thì Lưu Biểu, Lưu Chương là gì, đố ai phân biệt được thế thứ các ông này?

Sự thật Thanh Long đao, Xích Thố mã

“Thanh Long đao” gắn liền với hình tượng Quan Vũ nhưng thật ra...Quan Vũ không sử dụng đao, mà dùng trường mâu. Lã Bố lại dùng trường mâu chứ không phải Phương Thiên họa kích; còn Trương Phi cũng không dùng Bát Xà mâu mà chỉ dùng một cây mâu bình thường. Những cái tên binh khí ...kêu như chuông kia được thêm thắt chỉ nhằm khắc họa hình ảnh nhân vật mà thôi.

Còn ngựa Xích Thố thì vốn do Lã Bố cưỡi, sau khi bại trận, không biết bỏ đi đâu mất. Quan Vũ không có ngựa Xích Thố, đến khi buộc phải hàng Tào Tháo, được Tháo sai quân sĩ dắt ngựa Xích Thố ra tặng hòng mua chuộc Quan Vũ, nói là “ngựa này vốn của Lã Bố khi trước”.

La Quán Trung bịa ra chi tiết này chỉ để khắc họa hình ảnh uy vũ của ông, hư cấu luôn thêm chuyện nó bỏ ăn rồi chết sau khi Quan Vũ bị hại. Nếu nó bỏ ăn để chết thì đã chết sau khi Lã Bố chết. Vả lại thời gian Lã Bố chết cách rất xa Quan Vũ chết, ngựa không bỏ ăn thì cũng đã chết vì già.

Triệu Vân
Triệu Vân

Quan Vũ: Bất hòa đồng liêu, lại mê nữ sắc

Quan hệ giữa Quan Vũ và các đồng liêu rất không hài hòa. Khi Mã Siêu mới quy hàng, Quan Vũ không phục, viết thư cho Khổng Minh hỏi: “Tài năng Mã Siêu có thể so được với ai?”. Nghe Hoàng Trung làm Hậu Tướng quân, Quan bèn phẫn nộ: “Đại trượng phu quyết không ngang hàng với lão già!”. Với My Phương: “Thái thú Nam Quận, cộng sự Quan Vũ, nhưng do bất hòa nên phản biến theo Tôn Quyền”.

Với Phó Sĩ Nhân: “Mâu thuẫn Quan Vũ nên phản bội đón Tôn Quyền vào”. Với Lưu Phong, Mạnh Đạt, hai người trấn thủ Thượng Dung, trong trận Tương Phàn Quan Vũ đề nghị họ phát binh ứng cứu nhưng họ bỏ mặc không cứu.

Liêu Lập thì đánh giá, bình luận về Quan Vũ trước mặt Thừa tướng, Lý Thiệu, Tưởng Uyển: “Dựa vào danh tiếng anh dũng, cầm quân không có chương pháp, thực là chủ quan làm bừa”. 

Các sách “Tam Quốc chí”, “Thục thư”, “Ngụy thư” đều ghi lại chuyện: Tào Tháo và Lưu Bị vây đánh Lã Bố ở Hạ Bì; Lã Bố phái Tần Nghi Lộc ra ngoài thành cầu cứu Thái thú Hà Nội Trương Dương.

Quan Vũ nghe nói vợ Tần Nghi Lộc rất xinh đẹp đang ở thành Hạ Bì bèn mấy lần thỉnh cầu Tào Tháo: “Vợ tôi không sinh con; đánh hạ thành, xin được lấy vợ Tần Nghi Lộc”. Nào ngờ Tháo thấy Quan Vũ sốt ruột như thế sinh nghi chắc Đỗ Thị vợ Lộc rất đẹp nên khi hạ được thành, Tháo liền truyền gọi Đỗ Thị đến, quả nhiên là trang quốc sắc thiên hương bèn giữ lấy cho mình.

Quan Vũ vì chuyện này rất căm Tào Tháo, muốn nhân cơ hội đi săn giết béng Tháo, nhưng bị Lưu Bị ngăn cản. Xem ra, Quan Thánh đế cũng là kẻ có “thất tình lục dục”.

Chuyện Quan Công chém Điêu Thuyền dưới trăng, đại đa số các nhà sử học đều cho là hư cấu. Điêu Thuyền không thấy ghi trong chính sử, trong “Tam Quốc diễn nghĩa” sau khi Lã Bố chết cũng không nói gì về Điêu Thuyền.

Nếu đúng có chuyện như trên thì Quan Vũ cũng không đáng mặt nam nhi. Quan Vũ tại Mạch Thành hiên ngang cự tuyệt đầu hàng cũng không đúng. Tôn Quyền cho người khuyên hàng, Quan Vũ trá hàng, giả cắm cờ ở đầu thành này rồi tháo lui ở cửa khác nhưng bị Lã Mông đoán biết chặn đường giết chết.

Quan Hưng báo thù

Theo “Tam Quốc diễn nghĩa”, sau khi Quan Vũ bị giết, trong trận Di Lăng khi Lưu Bị đem quân phạt Ngô, Quan Hưng - con Quan Vũ và Trương Bào - con Trương Phi đều tham chiến để báo thù cho cha, điều này không phù hợp lịch sử.

Trong “Tam Quốc chí” và các sách đều không thấy ghi chuyện Quan Hưng tham gia trận Di Lăng và bắt kẻ thù để rửa hận. Cũng trận chiến Di Lăng,Lưu Bị chỉ mang 4 vạn quân, Tôn Quyền cấp cho Lục Tốn 5 vạn; Lục Tốn chiến thắng đâu chỉ nhờ vào chiến thuật giỏi hơn.

 Ngoài ra theo “Tam Quốc chí. Phan Chương truyện”, Phan Chương lập công cho Tôn Quyền trong trận Di Lăng, khiến Quan Bình thất thủ Tương Dương, chết vào năm Gia Hòa thứ 3 (234), sống thêm được hơn 10 năm sau trận Di Lăng.

Mã Trung là nhân vật nhỏ, trong sử tịch không nhắc đến. Hai người Sĩ Nhân, My Phương sau cũng không thấy ghi trong sử. Họ vốn là những người bình thường, sau khi hàng Ngô không làm nên gì, rơi vào quên lãng, sử sách cũng không cần nhắc đến họ.

Ngoài ra theo “Thục Ký”, Bàng Hội con tướng Ngụy Bàng Đức theo Chung Hội, Đặng Ngải phạt Thục (năm 263), vì Bàng Đức bị Quan Vũ giết chết nên để báo thù đã chu diệt toàn gia họ Quan, nên Quan Vũ không có hậu duệ nối dõi.

Hoàng Trung
Hoàng Trung

Quan Sách cũng là nhân vật hư cấu, chỉ xuất hiện trong dã sử, truyền thuyết dân gian. Còn Quan Bình - con đẻ của Quan Vũ, xuất hiện 2 lần trong “Tam Quốc diễn nghĩa”. Quan Vũ còn có 1 con gái, tương truyền tên là Ngân Bình, lấy con trai Lý Khôi, nhưng khi vào “Tam Quốc diễn nghĩa” thì trở thành con nuôi.

“Tam Quốc diễn nghĩa” cũng tả Trương Phi thô lỗ nhưng thực ra Trương Phi là người giỏi thư pháp, tinh thông nghệ thuật, văn võ toàn tài, thư sinh nho nhã. Trần Cung bắt Tào Tháo cũng là hư cấu: Trần Cung luôn là thủ hạ của Tào Tháo. Chuyện bắt và thả Tào xảy ra vào năm Trung Bình thứ 6 (189), Trần Cung bắt đầu theo Tào Tháo năm Sơ Bình thứ 2 (191).

Không có “Ngũ hổ tướng”, lại bịa “thất tinh đàn”

Lưu Bị không phong Ngũ Hổ đại tướng, nhưng có 5 người chức vụ trong quân cao nhất: Quan Vũ - Tiền tướng quân, Trương Phi - Xa kỵ tướng quân, Mã Siêu - Phiêu kỵ tướng quân, Hoàng Trung - Hậu tướng quân, Triệu Vân - Dực quân tướng quân. Từ khi Quan Vũ phạt Ngụy, năm Diên An thứ 24 đến Chương Vũ thứ 2, chỉ trong vòng 4 năm, cả Quan, Trương, Mã, Hoàng đều chết.

  “Hậu xuất sư biểu” cũng do người đời sau bịa ra, không phải do Gia Cát Lượng soạn. Việc truy mệnh Lã Mông, Ngọc Tuyền hiển thánh thì chẳng cần nói cũng biết là chuyện bịa đặt. Đặc biệt, việc Lưu Bị dùng máu bò phá yêu pháp của Trương Bảo là chuyện mê tín phong kiến, không có thật.

Bát trận đồ bằng đá phục kích Lục Tốn cũng không đáng tin. Khổng Minh lập “Thất tinh đàn”, dùng “Thất tinh đăng” nhằm kéo dài mạng sống cũng là hư cấu, khỏi cần giải thích…Trong lịch sử đúng là có chuyện Gia Cát Lượng Nam chinh, cũng có người tên là Mạnh Hoạch, nhưng trong “Tam Quốc chí” không thấy ghi chuyện “7 lần bắt 7 lần tha Mạnh Hoạch” này.

Mạnh Hoạch về sau được Thục Quốc bổ nhiệm là Ngự Sử Trung Thừa, là quan văn. Riêng Khổng Minh phạt Ngụy không phải 7 lần mà thực tế chỉ có 5 lần và thua cũng... không đẹp như trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.../.

Đọc thêm

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời” (ảnh BTC).
(PLVN) - Trong suốt thời gian phát động sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”, Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 tác phẩm âm nhạc được sáng tác giàu cảm xúc và mang giá trị tinh thần sâu sắc. Điều này không chỉ thể hiện tài năng, tâm huyết của các tác giả mà còn là minh chứng cho sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật pháp trong đời sống văn hóa và nghệ thuật.

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.