Tắm chung - Nét văn hóa “lạ” của người Nhật

Những hình ảnh về văn hóa Sento ở Nhật Bản
Những hình ảnh về văn hóa Sento ở Nhật Bản
(PLO) -Từ thời cổ đại ở Nhật Bản, người ta tin rằng, tắm rửa không chỉ là làm sạch bụi bẩn trên cơ thể mà còn làm sạch cả những vết bẩn trong tâm hồn của con người. 

Có thể nói Nhật Bản là một đất nước phát triển mạnh mẽ và du nhập rất nhiều cái mới nhưng thói quen tới nhà tắm công cộng Sento vẫn được duy trì, thậm chí còn được coi như một nét văn hóa đặc trưng không phải nơi nào cũng có. 

Nét văn hóa đặc trưng

Phong tục tắm chung của Nhật hoàn toàn mang ý nghĩa trong sáng, không liên quan đến vấn đề thể xác như nhiều người tự bóp méo. Đối với người Nhật khi tiến hành tắm chung, thể xác và tình dục là hai khái niệm hoàn toàn không... liên quan tới nhau.

Mỗi lần đi tắm, họ cũng chỉ đem theo mình một chiếc khăn bông nhưng không ai cảm thấy ngại ngùng hay xấu hổ. Đơn giản là theo quan niệm của họ, mặc đồ lót khi xuống tắm là không vệ sinh và không đạt chất lượng môi trường tự nhiên. 

Ngoài mục đích tắm rửa, làm sạch cơ thể đơn thuần, người Nhật tới các phòng tắm Sento để thư giãn, làm ấm hoặc làm dịu các cơ thể mệt mỏi xua tan những căng thẳng của cả một ngày làm việc vất vả. Họ kiếm tìm sự thanh thản cho tâm hồn bằng cách vừa tắm vừa trò chuyện cùng bạn bè, đồng nghiệp.

Những hình ảnh về văn hóa Sento ở Nhật Bản
Những hình ảnh về văn hóa Sento ở Nhật Bản

Một số người Nhật đến Sento vì nhận thấy lợi ích về mặt xã hội khi đi tắm tại các nhà tắm công cộng vì nó mang đến sự gần gũi trong các mối quan hệ giữa người và người.  Một số người khác giữ thói quen tới Sento đơn giản chỉ vì nhà quá nhỏ nên không đủ điều kiện để xây phòng tắm riêng.

Nhiều du khách nước ngoài khi đến Nhật Bản rất muốn thử loại hình tắm này. Tuy nhiên vì là lần đầu, hơn nữa phần vì chưa quen với nhiệt độ cao của bồn tắm và phần vì ngại ngùng khi tắm khỏa thân trước mặt nhiều người nên thường tắm nhanh, nhưng người Nhật chủ yếu tới đây để thư giãn nên thời gian tắm thường kéo dài khá lâu.

Ngày nay, để khuyến khích du khách thử nghiệm với nhà tắm công cộng, nhiều nơi đã treo biển hướng dẫn sử dụng nhà tắm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau bên cạnh tiếng Nhật như tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn. Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết và video được đăng tải lên các mạng xã hội giới thiệu về sento cho mọi người. 

Nguồn gốc của Sento

Sento hay nói cách khác là văn hóa tắm chung ở Nhật Bản bắt nguồn từ các ngôi chùa ở Ấn Độ, từ đó lan dần sang Trung Quốc và cuối cùng là đến Nhật Bản trong thời kỳ Nara (719-784). Trong thời kỳ Nara đến thời Kamakura, văn hóa tắm được định nghĩa là “tắm tôn giáo”, những phòng tắm này chỉ xuất hiện trong vài ngôi đền và người tắm chủ yếu là các nhà sư và người bị bệnh, nhưng đến cuối thời Kamakura người bệnh bị cấm. 

Một vài thế kỷ sau đó, các ngôi chùa bắt đầu mở cửa rộng rãi cho người dân được phép vào sử dụng. Đến cuối thế kỷ 12, việc kinh doanh dịch vụ nhà tắm (tính phí) chính thức bắt đầu, Sento ra đời từ đây.

Sento trở nên phổ biến vào thời Edo (1603-1868). Do việc cấm xây dựng nhà tắm cá nhân, rất nhiều Sento được xây dựng nên. Sau khi thời Edo kết thúc, trong suốt thời Showa, việc các gia đình ở thành phố sử dụng Sento rất phổ biến. 

Tuy nhiên, sau Thế chiến II, Sento bắt đầu bị hạn chế do chính quyền lo ngại rằng nó có thể là điểm bùng phát hỏa hoạn trong trường hợp có động đất. Từ khoảng thập niên 1970, số lượng Sento giảm đi nhanh chóng do người Nhật khá giả hơn và có điều kiện xây dựng các phòng tắm tại nhà tốt hơn.

Thêm vào đó, nhiều công dân Nhật Bản trẻ tuổi không muốn đến Sento vì cảm thấy ngượng ngùng khi phải khỏa thân tắm táp trước mặt nhiều người, nên thường thì chỉ có người già mới đến những phòng tắm này. 

Những hình ảnh về văn hóa Sento ở Nhật Bản
Những hình ảnh về văn hóa Sento ở Nhật Bản

Theo tờ Yomiuri Weekly cho hay, số lượng người sử dụng Sento đang ngày càng ít đi. Nếu như vào năm 1964, số lượng phòng tắm Sento lên đến đỉnh điểm là 23.016. Năm 1968, số lượng các Sento giảm còn 17.642 phòng trên khắp cả nước. Con số này giảm đi nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước mặt trời mọc và đến năm 2008, chỉ còn hơn 4.343 phòng tắm công cộng còn hoạt động. 

Mặc dù không còn phổ biến như xưa, nhưng thói quen tắm công cộng truyền thống vẫn được duy trì, thậm chí nó còn được coi như một nét văn hóa thư giãn đặc trưng không thể thiếu. 

Kiến trúc phòng tắm Sento

Sento có thể được bài trí theo nhiều kiểu khác nhau. Tuy nhiên, một Sento điển hình theo kiểu truyền thống sẽ có cửa vào tương tự như cửa đền với một tấm màn Nhật màu xanh treo ngang cửa. Bước qua cửa vào là khu vực để giày dép, rồi đến phòng thay đồ, hay còn được gọi là Datsuijo. Cửa ra vào phòng tắm chỉ cao khoảng 80cm để tránh thoát hơi nước.

Các nhà tắm kiểu này thường có ít cửa sổ. Thêm vào đó, lớp hơi nước dày bốc lên từ các bể nước nóng ở nhiệt độ cao làm căn phòng trở nên mờ ảo hơn, chính vì vậy khách hàng cũng khó mà nhìn thấy nhau. Cả hai phòng tắm nam nữ đều được trang bị nhiều hàng dài vòi nước để khách hàng tắm rửa thật sạch trước khi bước vào bồn tắm chung để ngâm mình tận hưởng sự sảng khoái mà nước nóng mang lại.

Hầu hết các Sento thường được trang trí bằng bức tranh núi Phú Sĩ ở góc phòng nhưng cũng có khi là tranh vẽ những danh lam thắng cảnh khác của Nhật Bản hoặc Châu Âu.

Quy tắc khi tắm chung

Phí dịch vụ ở mỗi phòng tắm Sento có mức chung là 450 yen/lần (khoảng 100 nghìn đồng). Những nhà tắm hiện đại hiện còn lắp đặt cả hệ thống xông hơi và bể sục để phục vụ nhu cầu của khách hàng, tất nhiên, phí dịch vụ sẽ cao hơn mức thông thường.

Khách tới tắm tại một Sento cần mang theo một số vật dụng cá nhân như khăn tắm, đá kì, xà bông và dầu gội đầu. Còn nếu bạn không muốn vướng bận gì thì có thể đi người không và mua những đồ dùng đó tại nhà tắm công cộng với mức giá từ 100 – 200 yen. Một số khách hàng quen có thể có một ngăn tủ cố định trong phòng thay đồ để chứa những vật dụng cá nhân cần sử dụng cho mỗi lần đến tắm. 

Khi vào phòng tắm mọi người đều không mặc gì cả. Không cần phải ngượng ngùng bởi ai cũng như ai và không ai nhòm ngó bạn. Đặc biệt, khi đến phòng tắm Sento cần phải chú ý những nguyên tắc để tránh làm phiền người khác khi tắm chung: Tắm sạch trước khi xuống ngâm là quy tắc bất thành văn. Không để mình vẫn còn xà phòng mà đã xuống bể.

Những hình ảnh về văn hóa Sento ở Nhật Bản
Những hình ảnh về văn hóa Sento ở Nhật Bản

Khi tắm du khách cũng nên ngồi xuống ghế để tránh làm bắn nước sang người bên cạnh; Cởi hết quần áo trước khi vào phòng tắm là điều bắt buộc; Không cho phép người có hình xăm vào tắm (do nhiều người Nhật có suy nghĩ xăm mình có liên quan xã hội đen); Không chạy trong phòng tắm; Không để khăn tắm hoặc quần áo trong bồn tắm chung; Phụ nữ khi xuống ngâm mình cũng nên vấn tóc lại gọn ghẽ để tóc không bị rụng tóc xuống, làm bẩn nước ngâm; Nếu đi từ hai người trở lên tránh nói to, gây ồn ào làm ảnh hưởng tới không khí nghỉ ngơi thư giãn chung; Trước khi ra khỏi phòng tắm, bạn nên lau khô người. 

Theo kiểu truyền thống thì nhà tắm là một căn phòng lớn được ngăn đôi thành hai gian nhỏ dành cho nam và nữ bởi một hàng rào cao. Cả hai gian phòng nhỏ này đều có hàng dài những vòi nước và một bể tắm lớn, nơi bạn có thể ngâm mình trong nước nóng cùng với những người khác.

Nhiệt độ nước thường được giữ ở 45-50 độ C. Ban đầu có thể sẽ cảm thấy không thoải mái, nhưng khi quen dần, nước nóng sẽ giúp cơ thể được thư giãn, khoan khoái cả về thể chất và tinh thần. Khách đến Sento có thể tắm phòng tắm trong nhà hoặc ngoài trời tùy ý thích. Sau khi tắm nóng, nhiều người sẽ tắm lạnh ở nhiệt độ 0 độ C. Việc này sẽ giúp máu lưu thông và tăng cường hệ miễn dịch. 

Sau khi tắm xong, phía ngoài của mỗi Sento thường có một sảnh lớn là chỗ cho mọi người xem tivi, đọc sách báo và truyện tranh miễn phí… Mọi người có thể ngồi thư giãn để cho da khô tự nhiên. Khi mặc quần áo xong xuôi mọi người thường uống một chút bia tươi hoặc sữa chua cho cơ thể thêm khỏe khoắn và tươi mới trước khi ra về. 

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.