Tại sao người uống rượu bia dễ gây tai nạn giao thông

(PLO) - Nồng độ cồn 60-100 miligam trên 100 ml máu khiến vỏ não bị ức chế lan tỏa, buồn ngủ, phản xạ chậm, dễ gây tai nạn khi điều khiển xe.

Nghị định 46/2016 nghiêm cấm uống rượu khi điều khiển ôtô. Người lái xe gắn máy sẽ bị phạt khi nồng độ cồn vượt quá 50 miligam trên 100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam trong một lít khí thở. Mức phạt tăng dần theo nồng độ rượu trong máu.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP HCM, cho biết đơn vị rượu là lượng rượu tương đương 10 ml rượu nguyên chất hay 25 ml rượu mạnh 40 độ hoặc 200 ml bia 5 độ cồn. Uống 2 đơn vị rượu trở lên thì nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/1 lít khí thở. Hầu hết các nước trên thế giới bắt đầu xử phạt từ nồng độ này nên nhiều người chỉ uống dưới 1,5 lon bia để không bị phạt nếu cảnh sát kiểm tra nồng độ.

Lượng rượu uống vào cơ thể và nồng độ khi kiểm tra còn phụ thuộc vào tình trạng chức năng gan, thận và thời gian từ lúc uống đến lúc kiểm tra. Người suy giảm chức năng gan, thận thì nồng độ sẽ cao hơn và thời gian dài hơn.

Ảnh: medicalnewstoday

Khi uống 2 đơn vị rượu trở lên thì nồng độ sẽ vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/1 lít khí thở. Ảnh:medicalnewstoday

Đặc thù Việt Nam có mật độ lưu thông dày đặc nên luật cấm uống rượu khi điều khiển ôtô nghiêm khắc hơn và chỉ người lái cần dương tính với cồn đã bị xử phạt.

Theo bác sĩ Hiển, các ảnh hưởng cấp của rượu lên não bộ người uống như sau:

- Độ cồn 10-50 mg/100 ml máu, tương đương 0,05-0,25 mg/l khí thở: Người uống suy giảm nhẹ khả năng phán xét, phấn kích và tăng hoạt động, vài vùng não bộ bị ức chế.

-  Cồn 60-100 mg/100 ml máu, tương đương 0,3-0,5 mg/1 khí thở: Vỏ não bị ức chế lan tỏa, có cảm giác buồn ngủ, giảm sự tập trung và chú ý, phản xạ chậm và kém khả năng phối hợp các động tác, giảm khả năng phán xét và đưa ra quyết định hợp lý, trương lực cơ giảm. Ở nồng độ này người điều khiển xe rất dễ gây tai nạn. Vì thế hầu hết các quốc gia đều cấm ở nồng độ này.

- Nồng độ cồn 100-150 mg/100 ml máu, tương đương 0,5- 0,75 mg/l khí thở: Gần như toàn bộ vỏ não bị ức chế, buồn ngủ, phản ứng trước các tình huống chậm một cách đáng kể, không làm chủ được động tác, nhức đầu hoặc choáng váng, suy giảm chức năng thị giác như nhìn mờ hoặc nhìn đôi, trương lực cơ giảm mạnh.

- Cồn 160-290 mg/100 ml máu, tương đương 0,8-1,45 mg/l khí thở: Suy giảm cảm giác nghiêm trọng, bao gồm giảm nhận thức về các kích thích bên ngoài, suy giảm vận động nghiêm trọng, đi đứng loạng choạng hoặc té ngã.

- Khi nồng độ trên 400 mg/100 ml máu, tương đương 2 mg/l khí thở: Hôn mê, suy hô hấp, có thể ngưng thở và tử vong.

Bác sĩ Hiển cảnh báo, rượu làm chậm phản ứng của não trước các tình huống cần đưa ra quyết định và phản ứng tức thời, phản xạ bị chậm nên người uống rượu điều khiển xe rất dễ gây ra tai nạn giao thông. Giả sử ôtô đang lưu thông với tốc độ 50 km/h, chỉ cần phản ứng chậm đạp phanh một giây thì xe đã lao về phía trước 13,8 m, gây nguy hiểm trên đường.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.