Tai nạn lao động 'treo lơ lửng' trên đầu

Doanh nghiệp  và người lao động có ý thức đảm bảo an toàn lao động sẽ hạn chế các nguy cơ gây tai nạn lao động.
Doanh nghiệp và người lao động có ý thức đảm bảo an toàn lao động sẽ hạn chế các nguy cơ gây tai nạn lao động.
(PLO) - Theo báo cáo của 63 Sở LĐTB&XH, 06 tháng đầu năm 2016 toàn quốc đã xảy ra 323 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) chết người. Mới đây ngày 13/10, tại Hà Nội, giàn giáo công trình xây dựng tổ hợp văn phòng và nhà ở, tên thương mại Eco Green Tower (quận Hoàng Mai) bị sập khiến 2 người chết, 4 người bị thương. 

Đáng nói đây là công trình này có quy mô xây dựng dự kiến 28 tầng nhưng đang thi công đến tầng 6 thì gặp sự cố, nghĩa là TNLĐ có thể xảy ra trong bất kỳ quá trình sản xuất, thi công nào khi có sự bất cẩn hay không chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn lao động. Và thực tế, điều này vẫn đang diễn ra dù đã có các quy định đảm bảo an toàn lao động và nỗ lực tuyên truyền.

TNLĐ là tại “cả đôi bên” 

Hàng năm, theo báo cáo thống kê số vụ TNLĐ với số người chết không nhỏ nhưng thực tế những vụ TNLĐ không được vào sổ sách còn cao hơn nhiều vì tình trạng người sử dụng lao động (NSDLĐ) “ỉm” thông tin để tránh những rắc rối và trách nhiệm, trừ khi đó là tai nạn gây hậu quả lớn, chết người. Còn người lao động (NLĐ) thì phần lớn không biết đường nào mà yêu cầu bồi thường và nếu biết nhiều khi cũng đành chấp nhận những thỏa thuận bồi thường của người sử dụng lao động (NSDLĐ) để giữ “cần câu cơm”, nhất là những lao động không được ký hợp đồng. 

Hậu quả của TNLĐ rất rõ ràng và chia đều cho cả NLĐ và NSDLĐ. Tổn hại nhìn thấy là tính mạng, sức khoẻ, thu nhập của NLĐ. Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do TNLĐ xảy ra trong 06 tháng đầu năm 2016 (chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,...) là 46,42 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 3,4 tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do TNLĐ lên đến 43.407 ngày.

Nếu người bị TNLĐ là trụ cột gia đình thì mức độ tổn hại còn gấp nhiều lần, thậm chí có thể đẩy gia đình vào tình trạng đói nghèo và gây ra những hệ lụy xã hội, mà trước hết là cho hệ thống an sinh xã hội. Còn NSDLĐ cũng phải chịu các chi phí y tế, giám định thương tật, bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ… Nghiêm trọng hơn thì có thể phải gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh để phục vụ hoạt động điều tra nguyên nhân tai nạn, khắc phục hậu quả…

Qua 74 biên bản điều tra (76 người chết) 6 tháng đầu năm, Bộ LĐTB&XH nhận định những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều TNLĐ chết người là xây dựng (chiếm 21,6% tổng số vụ tai nạn và 22,3% tổng số người chết); khai thác khoáng sản (chiếm 18,3% tổng số vụ và 17,6% tổng số người chết); cơ khí chế tạo (chiếm 13,5 % tổng số vụ và 11,8% tổng số người chết); nông, lâm nghiệp (chiếm 12,8,% tổng số vụ tai nạn và 11,8% tổng số người chết); dệt may, da giầy (chiếm 9,4% tổng số vụ và 10,5% tổng số người chết).

Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người đã được chỉ ra từ rất lâu song đến nay vẫn chưa có sự cải thiện. Nguyên nhân do người sử dụng lao động (chiếm 47,2%), cụ thể: không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 24,3% tổng số vụ; không huấn luyện an toàn lao động cho NLĐ chiếm 8,1% tổng số vụ; Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 10,8% tổng số vụ; do tổ chức lao động chiếm 4,0% tổng số vụ. Cùng với đó là nguyên nhân từ NLĐ (chiếm 22,9%) vi phạm quy trình, nội quy an toàn lao động chiếm 18,9% tổng số vụ; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,0% tổng số vụ. Còn lại 29,9% xảy ra do các nguyên nhân khách quan khác nhau.

“Nói không nghe thì phải dùng biện pháp mạnh”

Công tác tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và NLĐ luôn được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, từ 3 nguyên nhân chủ yếu của NSDLĐ để xảy ra TNLĐ 6 tháng đầu năm cho thấy, phần lớn các chủ doanh nghiệp, nhất là các chủ doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn chưa thực hiện nghiêm túc vấn đề an toàn lao động vì một lý do là “tiết giảm chi phí” và các khoản bảo hiểm, trách nhiệm cho NLĐ chứ không hẳn là không hiểu biết quy định pháp luật về vấn đề này. 

Đại diện nhiều Sở LĐTB&XH cùng nhận định, để tình trạng NSDLĐ trốn tránh thực hiện các quy định về an toàn lao động, gây TNLĐ là do công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động chưa phát huy hết hiệu quả, đặc biệt là số cuộc thanh tra, kiểm tra còn quá ít. Nhiều chuyên gia đã nhận định, công tác thanh kiểm tra về an toàn lao động chỉ như “muối bỏ bể” vì lực lượng chức năng quá mỏng so với quy mô và tần suất hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Cơ chế kiểm tra, giám sát không theo kịp thực tế; biện pháp xử lý vi phạm không đủ mạnh, doanh nghiệp xem thường công tác bảo hộ lao động, huấn luyện định kỳ về an toàn lao động sơ sài, mang tính đối phó...

Bên cạnh đó, NLĐ, nhất là những NLĐ thời vụ, không ký hợp đồng chưa được huấn luyện một cách có hệ thống về an toàn lao động, chưa được đào tạo bài bản về nghề nghiệp, chủ quan… nên thường bỏ qua việc thực hiện các quy định về an toàn lao động.

TNLĐ gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đa số có thể phòng, tránh nếu thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về an toàn lao động. Như vậy, ý thức của NSDLĐ và NLĐ trong vấn đề này là rất quan trọng. Do vậy, nhiều chuyên gia quyết liệt kiến nghị các ngành chức năng tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để chấn chỉnh việc thực hiện quy định an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp để hạn chế số vụ TNLĐ, bảo vệ được quyền lợi của NLĐ nếu chẳng may có tai nạn xảy ra. Đồng thời, kiểm tra công tác huấn luyện an toàn lao động cho NLĐ. 

Mỗi NLĐ cũng phải tự giác chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, nhất là với những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc tiếp cận với các loại máy, thiết bị, vật tư, kiên quyết từ chối làm việc nếu thấy điều kiện làm việc không bảo đảm an toàn. Ngoài ra, cần chế tài mạnh và xử lý kiên quyết những doanh nghiệp không chấp hành các quy định về an toàn lao động, nhất là những NSDLĐ chạy theo lợi nhuận mà vô trách nhiệm với tính mạng, sức khỏe của NLĐ, che giấu TNLĐ, để xây dựng ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, giảm những nguy cơ tiềm ẩn xảy ra TNLĐ và bệnh nghề nghiệp.

Để chủ động phòng ngừa và hạn chế TNLĐ trong thời gian tới, Bộ LĐTB&XH đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Bộ LĐTB&XH tiến hành rà soát, kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Đặc biệt chú ý các doanh nghiệp có nguy cơ cao xảy ra TNLĐ, sự cố nghiêm trọng như: xây dựng, khai thác khoáng sản, hóa chất...

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương điều tra và xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ TNLĐ, đặc biệt là những vụ nghiêm trọng theo đúng quy định của pháp luật để kịp thời giải quyết chế độ cho NLĐ bị TNLĐ cũng như có biện pháp khắc phục những nguyên nhân xảy ra TNLĐ. Khẩn trương triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động theo Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn; tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề, cụ thể ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động. Tổ chức hướng dẫn UBND cấp xã, cấp huyện trong việc thống kê, báo cáo TNLĐ đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động.

Các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm có hại tại doanh nghiệp; bố trí, tổ chức bộ phận làm công tác an toàn, vệ sinh lao động là những người có kinh nghiệm, hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn của thiết bị và nơi làm việc; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ; kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.

TNLĐ là nỗi đau lớn nhất, để lại hậu quả cho cả NLĐ và xã hội. Vì thế, phòng chống TNLĐ là việc cần làm của các cơ quan chức năng, NSDLĐ và cả NLĐ để có môi trường lao động an toàn và đẩy lùi vấn nạn gây nhiều hệ lụy này.

Theo báo cáo của 63 tỉnh, TP trên cả nước trong 06 tháng đầu năm 2016, ngoài một số vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết, bị thương nhiều người đang trong quá trình điều tra nên chưa có hình thức xử lý, có 05 vụ được chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân đề nghị khởi tố; trong đó có 03 vụ đã khởi tố vụ án, cụ thể:

- Đoàn điều tra TNLĐ tỉnh Quảng Ninh đã chuyển hồ sơ vụ TNLĐ do sạt lở tầng xảy ra vào 11h00 ngày 8/5/2016 làm 02 người chết tại công trường khai thác 2, Công ty Cổ phần Than Cao Sơn, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra TP Cẩm Phả xem xét khởi tố vụ án hình sự do đã vi phạm quy định về an toàn lao động, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự.

- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn sập giàn giáo xảy ra vào 18h30 ngày 09/01/2016 làm 04 người chết tại công trường thi công Suối Quanh, bản Tà Pán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa do “Vi phạm các quy định về an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 227 Bộ luật Hình sự.

- Vụ tai nạn do sạt lở vách đá xảy ra vào 10h30 ngày 22/01/2016 làm 08 người chết tại mỏ đá của Doanh nghiệp TNHH Tuấn Hùng, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự.

Tin cùng chuyên mục

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Đọc thêm

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.