Tai họa đeo bám dãy nhà trên nghĩa địa cổ

Tai họa đeo bám dãy nhà trên nghĩa địa cổ
(PLO) - Nhiều gia đình phải bỏ nhà đi tha hương. Dãy nhà sầm uất ngày nào bỗng trở nên tiêu điều, hoang vắng và càng khiến cho “âm khí” khu nhà trở nên nặng nề.

Khu dân cư sầm uất bỗng hoang vắng sau lời phán “ma ám”

Dọc dải đất bên hông khu chợ Tuần (thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế), gần chục ngôi nhà san sát nhau từ bờ sông lên đến đường lộ. Người dân địa phương cho biết dãy nhà trên được dựng lên đã mấy chục năm rồi. Cuộc sống của mỗi gia đình đều trôi qua bình dị cho đến một ngày có gia đình trong xóm rước “thầy” về xem thế nhà, thế đất.
Cụ bà Hoàng Thị Mai (85 tuổi), mẹ ông Nguyễn Văn Hạt (60 tuổi, trước đây sống tại dãy nhà) cho biết vợ chồng con trai mình đang sống yên ổn thì đầu năm 2011, người con dâu của bà bỗng dưng mắc chứng mất ngủ.
Dù đã đi thăm khám nhiều bác sĩ nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Ngược lại có dấu hiệu ngày càng nặng như: Da dẻ xanh xao, người bệnh ban đêm ngủ thường mộng gặp điềm dữ.
“Có lần con dâu tôi nằm mộng thấy nhiều bóng người đi lại lung tung trong nhà”, cụ bà kể. Sau nhiều lần gặp điềm dữ, vợ chồng ông Hạt bàn nhau mời thầy pháp về xem đất có “sạch sẽ” không.
Ông thầy pháp sau hồi dò hỏi, đăm chiêu phán rằng dưới nền nhà có hài cốt của người Chăm Pa. Gia chủ xây nhà, hằng ngày đi lại đè lên linh hồn người chết nên bị trách phạt. Vị thầy pháp khuyên can chủ nhà muốn yên ổn phải dời hết xương cốt của người xưa ra khỏi khu đất ở.
Điều trùng hợp nữa, trong lúc vợ ông Hạt lâm bệnh thì cuộc sống, công việc của các con ông cũng gặp trở ngại. Cụ thể gia đình người con gái lớn của ông đang sống hạnh phúc đột ngột nảy sinh mâu thuẫn, có nguy cơ ly hôn. Còn người con trai thứ của ông Hạt sau nhiều năm công tác trong ngành sư phạm cũng bị sa thải do mắc lỗi nhỏ. Không những vậy, công việc buôn bán, làm ăn của gia đình cũng xuống dốc.
Một ngôi nhà bỏ hoang trong dãy nhà ven chợ Tuần.
Một ngôi nhà bỏ hoang trong dãy nhà ven chợ Tuần.
Không tìm ra nguyên nhân, mọi thành viên trong gia đình ông Hạt đều nghĩ rằng những chuyện xui xẻo gặp phải do người đã khuất “ám” bèn mời thầy pháp về “giải hạn”.
Quả thực khi đào nền nhà lên, có cả thảy mười chum đất lạ nghi là hài cốt, trong đó một huyệt mộ chôn hai bộ cốt. Mẹ ông Hạt cho biết chi phí thuê người tìm cốt, chôn cất, cúng bái ngốn của gia đình con trai bà đến vài chục triệu đồng.
Dù vậy sau đó vợ chồng con trai bà cũng đành bỏ hoang ngôi nhà chuyển vào miền Nam sinh nhai: “Bố mẹ tha phương làm ăn xa trong khi các con lại vẫn ở lại Huế đi học. Có nhà nhưng chúng thuê trọ chứ không ở trong nhà mình các cô chú à”, bà cụ trầm giọng bộc bạch.
Không nhiều “cốt” như gia đình ông Hạt, gia đình ông Đào Do sau khi nhờ người khai quật nền nhà nền nhà theo lời phán của thầy pháp cũng tìm được bốn bộ cốt: “Chỉ là nắm đất màu sẫm, không biết có phải là xương cốt của người xưa không nữa. Nhưng vì nghe lời thầy nên giờ có nhà cũng không dám ở”, con gái ông Do thuật lại.
Chị kể lại hôm thấy nhà ông Hạt bên cạnh mời “thầy” về xem nhà, mẹ chị cũng mời “thầy” sang xem cho nhà mình một quẻ. Ông thầy phán mấy cái am thờ trước nhà không tốt, cần phải dỡ bỏ ngay nên phá luôn mấy cái am.
Chưa thấy việc tốt đến nhưng chừng mười ngày sau thì đứa con gái út ông Do đùng đùng phát bệnh, ăn nói lảm nhảm suốt ngày, chạy chữa bấy lâu nay vẫn chưa khỏi. Thấy nhà có xương cốt, con cái đang khỏe mạnh bỗng dưng bị điên, gia đình ông Do sợ hãi dọn đồ đạc vào ở nhờ nhà bố mẹ ruột. Ngôi nhà bỏ hoang đã hai năm nay
Ước đếm, nằm cùng địa thế với nhà ông Hạt, ông Đào có khoảng chừng 20 ngôi nhà khác cũng dính lời phán bị ma ám. Đưa tay chỉ về phía dãy nhà trải dài bên hông chợ, một tiểu thương ở chợ Tuần rùng mình nói:
“Nguyên cả dãy nhà đó đều có cốt người bên dưới cả, nhưng nhiều nhà vẫn để vậy chứ không đào lên. Dưới nhà có xương người thì khó sống lắm”. Cũng không ai nhớ rõ từ bao giờ và ai là người đặt ra cái tên “dãy nhà ma” cho khu nhà cạnh chợ Tuần trên.
“Ma ám” hay người ám?
Nhìn dãy nhà lụp xụp, tiêu điều đã xuống cấp do lâu ngày không có người ở, một người dân sống cạnh khu chợ cho biết thêm: không ít gia đình ở “dãy nhà ma” đã bỏ hoang nhà rồi đi nơi khác làm ăn.
Có người thì bán nhà nhưng chủ mới cũng không ở mà chỉ dùng làm nhà xưởng, nhà kho chứa hàng hoá. Lí do nữa khiến “dãy nhà ma” hoang vắng bởi hầu hết các gia đình ở đây đều buôn bán suốt ngày ngoài chợ, cửa khóa kín suốt ngày đến tối mịt mới về ngủ. Bởi vậy cả dãy nhà mới trở nên âm u, lạnh lẽo.
Nhiều người dân địa phương cho biết tỉ mỉ hơn không biết do tình cờ ngẫu nhiên hay lý do bí hiểm nào khác, nhưng một số gia đình sống ở dãy nhà trên không nhà nào yên ổn hạnh phúc.
Có gia đình chồng vừa mất vì bệnh tật, vài năm sau người vợ cũng tử nạn để lại đàn con nheo nhóc phải nương nhờ họ hàng. Nhà khác, con cái học hành đến nơi đến chốn, đang đi làm bình thường bỗng dưng phát bệnh này bệnh nọ.
Những ngôi miếu xen kẽ với dãy nhà
 Những ngôi miếu xen kẽ với dãy nhà
Cũng có gia đình đang ăn nên làm ra đột ngột tụt dốc, kinh tế sa sút đến nỗi mang nợ. Mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng nói chung những nhà này đều không mấy êm ấm.
Giải thích lý do mấy chục năm qua, các gia đình ở “dãy nhà ma ám” sống yên ổn, nhưng đến thời gian gần đây bị “người âm xua đuổi” không cho ở, một vị cao niên trong làng cho biết: do ở lâu, con người sinh hoạt gây ô uế cho những người khuất. Đến lúc không chịu đựng nổi thì “người cõi âm” vùng dậy quấy phá.
Tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng chuyện ma ám chỉ là trò mê tín do những ông thầy pháp chuyên lừa đảo thêu dệt nên, nhằm vào đối tượng nhẹ dạ cả tin.
Đơn cử như trường hợp con gái ông Do bị bệnh điên, em gái thiếu nữ này luôn tin rằng bệnh tình của chị mình do ông thầy cúng phá các am miếu trước nên đắc tội với “người cõi âm”.
Thiếu phụ này lập luận sở dĩ bản thân chị tin vào tâm linh bởi đúng mười lăm ngày sau khi phá am miếu, chị của cô tức tưởi phát bệnh như thể bệnh điên. Đến lúc cả nhà kéo nhau đến “bắt đền” ông thầy cúng thì ông bảo sẽ “ban phép” nhưng chẳng hiệu quả.
Sau đó ông Do đã cho xây dựng lại những ngôi miếu trước đó bị đập phá với hy vọng con gái mình sẽ sớm khỏi bệnh. Được biết hiện tại người con gái của ông Do đang điều trị tại khoa thần kinh, bệnh viện trung ương Huế. Tại đây các bác sĩ kết luận cô gái mắc bệnh do thần kinh căng thẳng, làm việc quá sức, lo nghĩ nhiều chứ không phải “ma tà” gì.
Ông Nguyễn Đăng Cứ, cán bộ văn hóa xã Thủy Bằng khẳng định thông tin “dãy nhà ma ám” do một số người mê tín dị đoan thêu dệt.
Lý giải việc nhiều gia đình bỏ nhà, chuyển đi nơi khác sinh sống, ông Cứ cho rằng do địa hình ở khu đất trên thấp lũ, lại gần chợ nên ồn ào, môi trường ô nhiễm nên nhiều gia đình chuyển đi nơi ở mới là điều dễ hiểu.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.