Ngôi đền “mất thiêng” sau ngày viên ngọc trên đỉnh bảo tháp bị bắn vỡ?

Ngọn tháp không tên bên dòng sông Nậm Nơn
Ngọn tháp không tên bên dòng sông Nậm Nơn
(PLO) - Trên thượng nguồn dòng Nậm Nơn (xã Mỹ Lý, Kỳ Sơn, Nghệ An) có một ngọn tháp cổ sừng sững tự thuở nào không ai biết nó có từ đâu.

Cổ tích tháp cổ

Ngọn tháp này nằm đầu nguồn dòng Nậm Nơn chảy từ Lào sang, để đến được đó bắt buộc phải qua được con sông này. Được sự giúp đỡ của Bộ đội biên phòng đồn Mỹ Lý, chúng tôi cưỡi sóng ngược dòng Nậm Nơn khoảng 10km mới đặt chân đến bản Yên Hòa, một bản của xã Mỹ Lý giáp tỉnh Xiêng Khoảng (nước bạn Lào). Lênh đênh trên chiếc ghe bóng dáng của ngọn tháp cổ đã xuất hiện xa xa. Bản Yên Hòa bình yên như chính cái tên của của mình, sát với bản nước là dòng nước khi này bất ngờ trong xanh, lặng lẽ.

Đi quanh bản, gặp những cụ già cao niên nhất bản để hỏi nguồn gốc của ngọn tháp cổ này được xây dựng từ bao giờ, các già cũng đều lắc đầu biết rằng, từ khi sinh ra biết nhìn mọi vật đã thấy ngọn tháp này mọc lên ở đấy, còn nó được xây dựng tự lúc nào khi hỏi cha mẹ, ông bà cũng đều nói như thế. Chậm rãi, già Lô Văn Minh kể: “Khi sinh ra già đã thấy tháp cổ mọc lên chỗ nớ rồi, lớn lên già hỏi ông nội thì được ông già cũng trả lời, ông lớn lên cũng đã thấy tháp mọc lên ở đó rồi. Nên không ai biết là tháp có từ bao giờ, do ai dựng lên hay thờ ai, cúng ai…”.

Dưới nắng chiều, mặt trời núp sau ngôi đền lóe lên sáng rực rỡ, trên bốn bức tường tháp cổ có nhiều hoa văn, thân tháp gắn phù điêu, tượng Phật, La Hán… Tất cả đều đã bị rêu phong phủ mờ hoặc cây dại che khuất. Nhiều bức tượng đã bị con người và thiên nhiên tác động làm cho sứt mẻ, đứt gãy, hoa văn đã bị mất hoặc khuyết đi rất nhiều. Hiện trạng tháp cũng đang xuống cấp, nhiều lỗ thủng như vết bạn bắn, nhiều chỗ gạch đã rơi xuống chân đền được mọi người gom lại, vết bị con vật bới đào, vết bị ai đó đục khoét...

Tuy rằng, xuất xứ và lai lịch của tháp cổ có từ bao giờ thì không ai biết, thế nhưng vẫn có những điều bí ẩn mà người dân bản gọi là “lời nguyền” chưa giải đáp. Theo lời ông Lô Văn Thắng, trưởng Công an xã Mỹ Lý, ngày trước tháp còn nguyên vẹn ngày lễ, tết bà con khắp các bản làng lũ lượt kéo nhau về thắp hương xin lộc, cầu an, cầu tài, cầu mưa thuận gió hòa... 
Những đêm hội đuốc sáng rực cả một khúc sông, hát hò, tổ chức các trò chơi dân gian rộn ràng cả một góc rừng. Đốt lửa nhảy múa xung quanh tháp đến sáng đêm. Sau một sự cố, ngôi tháp cổ này đã rơi vào “quên lãng”. Những lễ hội không còn được dân bản tổ chức nữa, bà con trong bản cũng không tổ chức cúng tế, cầu khấn như trước đây.

Ngọn tháp bị bỏ hoang

Sự cố đó, theo lời kể của già Lô Văn Minh, trước đây, trên đỉnh tháp có một “mắt ngọc” vào hằng đêm cứ khi màn đêm buông xuống lại phát quang sáng như “mắt thần” rực đỏ giữa rừng núi. Ánh sáng hào quang người ta có thể lấy đó làm hướng chỉ dẫn hay là kim chỉ nam cho những người lạc đường hay làm định vị khi đi đánh cá trên sông Nâm Nơn về đêm. 
“Khoảng vào năm 1981, một người sống trong bản  thấy “mắt ngọc” trên đỉnh tháp phát sáng ban đêm liền vác súng lên đạn ngắm và bắn vỡ mất “mắt ngọc”. Thế nhưng, nghe đâu chẳng bao lâu chính người bắn vỡ “mắt ngọc” đó bị mù đi mất một con mắt”, trong gia đình cũng lục đục vợ đòi li dị…”, một người cho biết. Ngôi tháp từ đó không ai dám đến gần.

Ngày trước, dưới chân tháp, đêm đến trai gái tụ tập để múa hát, nhiều mối tình bén duyên từ dưới chân tháp. Theo lời kể của già Lô Thanh Ngọc (87) tuổi: “Sau khi “mắt ngọc” bị bắn rơi, tháp ít được mọi người chú ý hơn. Một số thanh niên trong bản thấy xung quanh tháp có nhiều tượng phật, lợi dụng đêm tối đến lấy đi bán. Nhưng tất cả những người đó sau này đều có kết cục không tốt, người thì chết đuối, người thì bị điên, người thì gia đình không êm ấm…”.

Tương truyền rằng, quanh ngọn tháp có 6 bức tượng là tượng trưng có 6 vị thần linh ban phước lành cho dân bản, 6 vị thần là những vị thần hoàng làng của bản được mọi người tin yêu và thờ cúng. Sau khi chết, họ được đúc thành các bức tượng quanh tháp để bảo vệ sự bình yên cho dân bản trước sự tàn phá của thiên nhiên, sự xâm chiếm bờ cõi của giặc ngoại xâm… cũng như bảo vệ cho mùa màng tốt tươi, tránh nguy hiểm từ những con thú giữ tấn công… 
Sau một thời gian, có 5 thanh niên ở bản khác biết trong tượng có đúc đồng đen nên nảy sinh ý định cướp của quý đi bán, nhưng mọi chuyện không như ý muốn. Mọi người bảo đấy là sự trừng phạt của các vị thần linh vì đã đụng đến sự linh thiêng nơi mọi người tôn kính đã dâng lên cho họ.
Sau cái chết của 5 thanh niên lạ mặt, một cục đồng đen còn sót lại trong một bức tượng, dù đã được nhiều người đồn đại về sự linh thiêng của tháp nhưng một người đàn ông trong bản vẫn không tin vào điều đó. Đêm đến, khi dân bản đã đi ngủ cho buổi lên nương sáng sớm mai thì người đàn ông này đã lén lút đến tháp và đục phá bức tượng lấy đi cục đồng định đưa đi bán lấy tiền tiêu. 
Chưa đầy 5 ngày sau, gia đình gặp chuyện chẳng lành, vợ chồng lục đục đòi ly dị, con cái đau ốm khám không ra bệnh gì. Lúc đó người đàn ông đó mới mang cục đồng đen quay lại tháp trả và làm lễ cầu khấn xin tha tội mất một ngày một đêm rồi bỏ đi biệt xứ từ đó đến nay không dám quay lại.

Dù những câu chuyện được người dân truyền miệng nhau hết đời này qua đời khác là những câu chuyện đồn đại, khó có thật, nhưng nhiều người vẫn e ngại về tháp cổ. Đã từ lâu dân bản không còn thờ tự hay làm lễ cúng bái nhiều như trước nữa vì cho rằng “mắt ngọc” bị bắn vỡ, tượng đồng bị ăn cắp mất nên các thần hoàng làng giận dữ không còn bảo vệ dân bản. Ngọn tháp “mất thiêng”, ngày càng hong vắng.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.