Sudan rơi vào tình trạng đáng báo động vì biến đổi khí hậu

Bão cát xâm lấn đất đai, nhà cửa ở Sudan.
Bão cát xâm lấn đất đai, nhà cửa ở Sudan.
(PLO) - Nhiệt độ tăng cao, nguồn cung cấp nước khan hiếm, độ màu mỡ trong đất đai mất dần đi thay vào đó là hạn hán diễn ra triền miên và nghiêm trọng. Đây là những gì đang diễn ra ở đất nước Sudan. 

Sa mạc hóa lấn chiếm đất nông nghiệp

Theo hãng tin CNN, sau nhiều năm bị sa mạc hóa, sự đa dạng sinh học đang bị đe dọa và hạn hán đã trở thành mối lo ngại cho cuộc chiến chống lại đói nghèo đối với chính phủ Sudan. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến nguồn lương thực thực phẩm, sự phát triển bền vững mà nhiều ngôi nhà của người dân Sudan cũng đang trong tình trạng báo động vì bị bão cát sa mạc xâm lấn và chôn vùi. 

Michelle Yonetani, một cố vấn cao cấp về thiên tai thuộc Trung tâm Quốc tế về giám sát di tản nội địa (IDMC) cho biết, cho đến cuối thế kỷ 20, khu vực Sahel ở phía Nam Sudan bắt đầu trồng rải rác cây baobap, cây keo và những thảm cỏ, nhưng sa mạc hóa đã làm thay đổi mọi thứ, chúng đang xâm lấn vào đất nông nghiệp có giá trị. 

Được biết, hiện tượng bão cát do sa mạc hóa đang dần tăng lên ở khu vực này, chúng bắt đầu chôn lấp nhà cửa, làm bốc hơi nguồn nước vốn đã khan hiếm và đồng thời làm xói mòn sự màu mỡ của đất đai. Các chuyên gia nói rằng nếu không kịp thời can thiệp, các khu vực khác ở đất nước châu Phi này sẽ trở thành nơi hoang tàn nhất thế giới và rất có thể con người sẽ không thể sinh sống ở đây được nữa. 

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo Liên Hợp quốc (OCHA), sa mạc hóa sẽ khiến 1,9 triệu người sẽ bị ảnh hưởng bởi ngành sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi có xu hướng giảm, các khu vực chăn nuôi nhỏ dần, đồng cỏ bị héo tàn, nguồn nước khan hiếm… và khoảng 3,2 triệu người dự kiến phải đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng. 

Nhiệt độ tăng

“Bắc Phi vốn đã là nơi rất nóng, nhưng giờ đây nhiệt độ nơi này còn tăng cao hơn nữa. Dự đoán rằng, tại thời điểm nào đó trong thế kỷ này, một phần của khu vực sẽ không có người sinh sống”, Jos Lelieveld, một nhà khoa học khí hậu từ Viện Max Planck nói với CNN.

Theo trung tâm Theo dõi Dời chỗ Quốc tế (IDMC) cho biết, hiện đất nước Sudan đang phải hứng chịu hai vấn nạn lớn đó là hạn hán và lũ lụt, nó làm cho đất canh tác mất đi độ màu mỡ, không thể trồng cấy, hơn 600.000 người bị ảnh hưởng do thiên tai lũ lụt kể từ năm 2013. 

Được biết, nhiệt độ của Sudan dự kiến sẽ tăng lên đáng kể. Vào năm 2060, các chuyên gia nói rằng nhiệt độ ở đây sẽ tăng khoảng từ 1,1 ° C đến 3,1 ° C. Đây là kết quả của việc biến đổi khí hậu, mưa nắng thất thường hủy hoại mùa màng, người dân Sudan dần dần không thể làm nông nghiệp, làng mạc cũng dần bị chôn vùi bởi gió cát sa mạc. Trong khi đó, khoảng 70 % dân số nông thôn của Sudan đang phải sinh sống dựa vào nông nghiệp truyền thống , 80% dân số cả nước sống dựa vào nguồn nước mưa tự nhiên.

Không chỉ thế, Sudan còn là một trong số những nước trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Nước này cũng đang đứng thứ 98 trong số 113 quốc gia có chỉ số đói nghèo, đồng thời đứng trong top thứ 15 các nước hàng đầu trên thế giới về thực phẩm không an toàn. Chính vì vậy mà Sudan đang phải đối mặt với một tình trạng khẩn cấp và cũng rất phức tạp.

Cần hành động ngay từ bây giờ

Trước tình trạng trên, Sudan cần thiết phải xây dựng một kế lâu dài để chống lại biến đổi khí hậu, giúp đỡ người nông dân đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán và lũ lụt. Phía chính phủ Sudan cũng ban hành một kế hoạch giúp người nông dân thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt, đồng thời đưa ra những chiến lược bảo vệ họ - đặc biệt là cộng đồng nông thôn. Marco Cavalcante, người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Sudann nói rằng, bây giờ vẫn còn kịp để chính phủ Suda cứu lấy tương lai của đất nước.

Trong báo cáo của Bộ Tài nguyên - Môi trường, Sudan đã lên kế hoạch giúp người dân từng vùng để thích ứng dần với sự thay đổi. Đầu tiên là việc trồng các loại cây chịu hạn, có thể sống khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi, áp dụng công nghệ tưới tiêu hiệu quả hơn và cải thiện chất lượng cây trồng. 

Kế hoạch tích trữ nguồn lương thực cũng được triển khai, nó sẽ đảm bảo cuộc sống của người dân cho đến kỳ thu hoạch tiếp theo. Và điều này cũng giúp cho người nông dân chống chọi lại sự thất thường khí hậu, vì rất có thể trong năm nay được mùa bội thu nhưng năm tiếp theo lại bị mất mùa. Vì vậy, tích trữ nguồn lương thực và giống cây trồng để đảm bảo cho cuộc sống ở những mùa vụ tiếp theo. 

Không chỉ dự trữ lương thực, kế hoạch đào giếng để giảm bớt tình trạng khan hiếm nước cũng bắt đầu được thực hiện. Phía Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cũng trợ giúp Sudan xây dựng hồ chứa nước để dự trữ nước và giúp người dân tăng năng xuất cây trồng trong những mùa hạn hán kéo dài. 

Y tế cũng là vấn đề quan trọng trong kế hoạch giúp người dân thích nghi của chính phủ. Biến đổi khí hậu khiến cho những căn bệnh như sốt rét, sốt vàng da và bệnh tả… lây lan nhanh chóng và nếu không có biện pháp khắc phục thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Thêm nữa, chính phủ cũng đã đầu tư vào giáo dục để đảm bảo con người có thể vững vàng hơn trước biến đổi khí hậu… 

Trợ giúp từ quốc tế

Trong khi Sudan đang nỗ lực để khắc phục những vấn đề về biến đổi khí hậu, nhưng không phải chỉ có mình Sudan, biến đổi khí hậu hiện nay là thách thức của toàn cầu, nó ảnh hưởng đến mọi lục địa. Do đó, các nước trên thế giới cũng cần phải chung tay giúp sức trong vấn đề này và việc quan trọng đầu tiên phải làm là giảm lượng phát thải khí nhà nhà kính. 

Có thể nói, Sudan hiện là một trong số những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, vì vậy mà đất nước này cũng nhận được nhiều tài trợ từ các nước trên thế giới. Các chuyên gia nói rằng, cần phải có một khoản kinh phí lớn để mở rộng dự án của Sudan, giúp người dân thích nghi với biến đổi khí hậu, ngăn chặn sa mạc xâm nhập vào đất nông nghiệp…

Tuy nhiên, không chỉ dựa vào sự trợ giúp từ quốc tế, chính phủ Sudan cũng cần phải nỗ lực và nỗ lực hơn nữa, đồng thời cam kết  hành động để giảm thiểu mọi tác động từ biến đổi khí hậu. “Cần phải đầu tư nhiều hơn nữa và có những biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt để tăng cường và giúp người dân có được cuộc sống tốt hơn”, bà Yonetaini nói. 

Bà cũng kêu gọi thế giới hãy chung tay giúp đỡ Sudan cũng như tự bảo vệ mình nếu như trong tương lai không muốn đón nhận dòng người tị nạn vì cuộc khủng hoảng lương thực. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.