Sức mạnh toàn dân với tinh thần bất diệt

Quân và dân Hà Nội chiến đấu, giành giật với địch từng góc nhà, đường phố (tháng 12/1946)
Quân và dân Hà Nội chiến đấu, giành giật với địch từng góc nhà, đường phố (tháng 12/1946)
(PLO) - 60 ngày đêm đầu kháng chiến ở Thủ đô Hà Nội là một trang sử vàng chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo và thực hành chiến tranh nhân dân ở thành phố.

Một nội dung quan trọng là nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng, phát huy sức mạnh toàn dân chiến thắng kẻ thù.

Huy động sức mạnh toàn dân

Ngay sau khi Hiệp định sơ bộ được ký kết, trong buổi nói chuyện với khu trưởng và đại đội trưởng tự vệ thành Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ký hiệp định lần này không phải là hết chiến tranh… Trái lại, hơn bao giờ hết, ta phải luôn luôn chuẩn bị để bồi dưỡng lực lượng, nâng cao tinh thần kháng chiến của toàn dân để đối phó với những việc bất ngờ bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Tinh thần kháng chiến, sự chuẩn bị chu đáo là phải thường trực, tiếp tục không giây phút nào ngừng”. 

Tiếp đó, ngày 15/10/1946, khi giao nhiệm vụ cho đồng chí Vương Thừa Vũ, Tổng Bí thư Trường Chinh đã chỉ thị: “… phải kìm chân quân địch ở Hà Nội trong một thời gian để cả nước chuyển sang chiến tranh, phải huy động sức mạnh tiềm tàng của nhân dân thành phố vào cuộc chiến đấu, đồng thời phải biết bảo toàn và bồi dưỡng lực lượng để ta đánh lâu dài…”.

Theo tinh thần ấy, Thành ủy Hà Nội chủ trương phải thực hiện khẩu hiệu đại đoàn kết dân tộc, động viên mọi tầng lớp nhân dân đứng lên giữ nền độc lập và kiến quốc. Không chỉ tuyên truyền vận động nhân dân tham gia kháng chiến, Thành ủy Hà Nội còn chăm lo xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, tổ chức các hội quần chúng cứu quốc để làm hạt nhân tổ chức, tập hợp nhân dân kháng chiến.

Trước Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội đã có các nhóm cứu quốc bí mật nhưng số lượng rất ít. Khi chuẩn bị kháng chiến, phong trào phát triển nhanh, Mặt trận Hà Nội thiếu lực lượng, thiếu cán bộ nghiêm trọng. Thành ủy đã nhanh chóng phát triển đảng viên nhằm vào những quần chúng hăng hái nhất, nhất là lớp thanh niên công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị, thợ thủ công, sinh viên, học sinh. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hà Nội đã phát triển từ 200 đảng viên lên 400 đảng viên với chất lượng rất tốt và đã tổ chức được các chi bộ theo ngành, theo xí nghiệp và theo đường phố. 

Thiết tha giữ độc lập

Thực hiện chủ trương thu hút nhân tài gánh vác việc nước, Thành ủy đã mời một số nhân sĩ, trí thức, nhà tư sản dân tộc tham gia ủy ban nhân dân thành phố. Nhiều nhân viên kỹ thuật và công chức chế độ cũ có tinh thần yêu nước cũng tự nguyện tham gia chính quyền Thủ đô. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập (5-1946) thu hút nhiều nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, tư sản dân tộc, chức sắc giáo hội và Hoa kiều.

Mặt trận Việt Minh tự nguyện trở thành một thành viên của Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam để đoàn kết, thu hút lực lượng. Nhiều tổ chức quần chúng mới ra đời như: Tổng Liên đoàn Lao động, Đảng xã hội Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam… làm cho Mặt trận dân tộc thống nhất trên địa bàn Hà Nội được mở rộng và củng cố thêm một bước. 

Những cố gắng của Hà Nội trong xây dựng chính quyền, các tổ chức quần chúng và trong vận động chính trị trong các tầng lớp nhân dân đã thu được kết quả có ý nghĩa quyết định đến xây dựng lực lượng kháng chiến. Đông đảo nhân dân Hà Nội đã có lòng tin với chế độ mới, rất thiết tha với nền độc lập dân tộc vừa mới giành được. Khi kháng chiến bùng nổ, mọi tầng lớp nhân dân, già trẻ, trai gái, giàu nghèo đều nhiệt tình tham gia kháng chiến. 

Thành ủy và ủy ban nhân dân thành phố đã gắn liền nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang với nhiệm vụ xây dựng ngoại thành thành “vành đai đỏ”, tạo thành an toàn khu cho các cơ quan Trung ương và Xứ ủy. Trong những ngày chuẩn bị kháng chiến, ngoài lực lượng vệ quốc đoàn trực thuộc Trung ương và và công an xung phong trực thuộc Sở công an Bắc Bộ, Thành ủy và ủy ban nhân dân đã trực tiếp xây dựng và lãnh đạo các lực lượng vũ trang Thủ đô bao gồm: Tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu, Tự vệ xí nghiệp, Tự vệ Thành và dân quân tự vệ ngoại thành. 

Biết địch, dám đánh địch

Không chỉ huy động được đông đảo nhân dân tham gia kháng chiến, Mặt trận Hà Nội còn tổ chức sử dụng lực lượng một cách khoa học đảm bảo đánh địch có hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố, bảo toàn phát triển lực lượng kháng chiến lâu dài.

Khi kháng chiến bùng nổ, quân Pháp ở Hà Nội có 6.500 quân, được trang bị 5.000 súng trường, 600 tiểu liên, 150 trung liên, đại liên, 42 khẩu pháo, 22 xe tăng, 40 xe thiết giáp, 30 máy bay và một số tàu chiến trên sông. Chúng đóng quân ở 54 vị trí xen kẽ với ta trong thành phố và đã chiếm được những vị trí quân sự, chính trị có lợi nhất như: Thành Hà Nội, Phủ Toàn quyền, Trường Anbe Xarô, Trường Bưởi, khu Đồn Thủy, sân bay Gia Lâm. Ngoài ra, nhiều gia đình trong hơn 7.000 Pháp kiều cũng được trang bị vũ khí và được tổ chức thành nhiều ổ chiến đấu độc lập ở các khu phố Tây.

Lực lượng ta có 5 tiểu đoàn vệ quốc đoàn (101, 77, 212, 145, 523), 1 đại đội cảnh vệ, 4 trung đội pháo ở các pháo đài Láng, Xuân Canh, Thổ Khối, Xuân Tảo. Tổng quân số là 2.515 người, trang bị chủ yếu là súng trường và một số khẩu pháo cối. Lực lượng tự vệ có Tự vệ cứu quốc Hoàng Diệu 300 người, tự vệ Thành khoảng 8.500 người, tự vệ ở các nhà máy điện, nhà máy nước Yên Phụ, xưởng sửa chữa xe lửa Gia Lâm, ga Hàng Cỏ… mỗi nơi có từ một trung đội đến một đại đội. Vũ khí của các lực lượng tự vệ có khoảng 500-600 súng trường, 2 trung liên, một số mìn, lựu đạn, còn lại là giáo mác, dao kiếm.

Ngoài ra, Khu còn tổ chức 13 đội quyết tử đánh xe tăng và 36 tổ du kích đặc biệt. Căn cứ vào nhiệm vụ của Bộ Tổng chỉ huy giao và tình hình mọi mặt, Bộ chỉ huy Chiến khu 11 (Mặt trận Hà Nội) chủ trương: Nắm quyền chủ động tập trung lực lượng bất ngờ tập kích các vị trí quân Pháp, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận địch, sau đó tổ chức khu tác chiến dài ngày trong thành phố; đặt chướng ngại vật ngăn chặn địch đánh chiếm các phố và tỏa ra các cửa ô, kết hợp trong ngoài cùng đánh...

(Còn tiếp)  

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đọc thêm

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.