Sức mạnh niềm tin của nhân dân đối với Đảng

Niềm vui của Bộ đội Biên phòng và người dân xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trên tuyến đường nông thôn mới.  Ảnh: Trọng Mạch.
Niềm vui của Bộ đội Biên phòng và người dân xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trên tuyến đường nông thôn mới. Ảnh: Trọng Mạch.
87 năm qua, kể từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh “soi đường, dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi”. Có được thành công đó, bởi Đảng ta đã tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng-yếu tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

1. Trước yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam và những nỗ lực chủ quan của Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức, vào đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương tiến hành cuộc đấu tranh nhằm đem lại độc lập dân tộc, ruộng đất cho nông dân và hướng tới một xã hội tốt đẹp, ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, nên ngay từ đầu đã tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Với niềm tin vào Đảng, quần chúng nhân dân, mà nòng cốt là công nhân và nông dân đã hăng hái bước vào cuộc đấu tranh, làm nên cao trào cách mạng trong những năm 1930-1931; qua đó lần đầu tiên đã thiết lập được khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân Việt Nam-động lực chính của cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nhờ có niềm tin son sắt đối với Đảng, nhân dân đã kiên cường bảo vệ, giúp đỡ và cùng với Đảng vượt qua cuộc khủng bố trắng hết sức tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai; từng bước củng cố hệ thống tổ chức đảng, phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên và khôi phục phong trào cách mạng của quần chúng trong những năm 1932-1935.

Cán bộ dân vận Quân khu 1 với người dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Khương Doãn.
Cán bộ dân vận Quân khu 1 với người dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Khương Doãn. 

Với niềm tin của đông đảo quần chúng nhân dân vào quyết sách sáng tạo của Đảng về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đã làm nên phong trào dân chủ rộng lớn khắp Đông Dương những năm 1936-1939, tập trung đấu tranh cho mục tiêu dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh; qua đó, tạo dựng được một lực lượng chính trị to lớn của quần chúng nhân dân-một trong những điều kiện quyết định cho khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Niềm tin của hơn 20 triệu người dân Việt Nam vào Đảng được phát huy tới đỉnh cao để biến thành hành động cách mạng trong cao trào đấu tranh giành chính quyền những năm 1939-1945. Với niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và ý chí quyết tâm “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, “Dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, toàn dân Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 “long trời lở đất”, lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là một trong những trang sử vẻ vang, chói lọi nhất trong lịch sử của dân tộc.

Từ đây, dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập, tự do; người dân từ địa vị nô lệ trở thành người làm chủ; Đảng Cộng sản Việt Nam từ hoạt động bất hợp pháp trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền. Những thành quả cách mạng to lớn do công cuộc đấu tranh giành chính quyền đem lại đã tạo ra những điều kiện đặc biệt quan trọng để nhân dân Việt Nam bước tiếp cuộc trường chinh đầy gian khổ và hết sức oanh liệt vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trước tình thế cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”, “giặc dốt”; “giặc đói”, “giặc ngoại xâm” đe doạ sự tồn vong của chính quyền non trẻ trong những năm 1945-1946, bằng niềm tin cao độ vào Đảng cầm quyền và chính sách trọng dân, vì dân của Chính phủ, nhân dân Việt Nam đã đồng sức, cùng hăng hái tham gia “tuần lễ vàng”, “tăng gia sản xuất”, thực hiện phong trào “bình dân học vụ” và đoàn kết thống nhất, ra sức tiến hành những biện pháp khôn khéo để chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng, chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho đất nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

Đặt trọn niềm tin vào Đảng, vào Bác Hồ, nhân dân Việt Nam khắp từ Nam chí Bắc, từ miền ngược tới miền xuôi, đã hăng hái đi theo Đảng thực hiện công cuộc kháng chiến, kiến quốc trường kỳ gian khổ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Niềm tin vào Đảng tiếp tục được tăng cường cao độ, cả nước triệu người như một đứng lên, với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tư do”, “Dù phải hy sinh nhiều của, nhiều người”, vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó, dân tộc ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, tạo ra bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của đất nước, hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước; đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).

Trong quá trình xây dựng CNXH, đất nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng trong những năm 1975-1985. Một lần nữa, trong khó khăn, niềm tin của nhân dân đối với Đảng lại được thể hiện, để có sự gặp nhau giữa “ý Đảng-lòng dân”, cùng thực hiện công cuộc đổi mới hướng tới  một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Quá trình 30 năm đổi mới đầy sáng tạo đã đạt được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.

Chặng đường 87 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng CNXH, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tìm tòi, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm. Bên cạnh những thành công, không tránh khỏi những sai lầm, vấp váp. Chính trong những thời điểm khó khăn do mắc phải sai lầm, khuyết điểm, Đảng đã kịp thời thực hiện các biện pháp hữu hiệu để lấy lại niềm tin ở nhân dân, tiếp tục được nhân dân giúp đỡ, ủng hộ, đưa cách mạng vượt qua những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua.

Lịch sử đã cho thấy những biểu hiện “tả khuynh”, nôn nóng ở một số tổ chức đảng trong những năm 1930-1931; những biểu hiện “hữu khuynh” của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng những năm 1936-1939; những biểu hiện giáo điều, rập khuôn của Đảng trong thực hiện cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức những năm 1954-1956 và đặc biệt là biểu hiện chủ quan duy ý chí muốn đưa đất nước tiến nhanh lên CNXH trong những năm 1975-1985, đã được khắc phục có hiệu quả. Có được thành công đó, điều quyết định chính là Đảng đã giữ vững niềm tin của nhân dân, từ đó nhân dân ra sức cùng Đảng, giúp Đảng vượt qua những khó khăn thử thách, giành những thắng lợi mới cho cách mạng.

2. Bên cạnh những thành công to lớn nhờ tạo được niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng suốt quá trình cách mạng, trong công cuộc đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, do tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, làm cho nội bộ Đảng có những hạn chế, khuyết điểm. “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn…”.  

Những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có xu hướng diễn biến phức tạp trong Đảng. “Những hạn chế, khuyết điểm của Đảng đã làm giảm vai trò lãnh đạo, “làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng”. Đây là điều hết sức nguy hiểm đối với một đảng cách mạng, bởi vì “mất niềm tin là mất tất cả”.

Nhận thấy tính chất nghiêm trọng và nguy hiểm khôn lường của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nên tại các kỳ đại hội Đảng, đặc biệt là tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóa XII), Đảng ta nhấn mạnh phải đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; coi đây là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản vừa cấp bách nhằm “củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng”.

Với quan điểm “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật”, “Kiên quyết, kiên trì với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn” của cả hệ thống chính trị, của nhân dân trong thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, toàn diện, phù hợp, chúng ta tin tưởng và kỳ vọng vào sự chuyển biến tích cực trong thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo đảm cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, tiếp tục củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, để cách mạng Việt Nam tiếp tục giành được những thắng lợi quan trọng trong thời kỳ mới.

Thiếu tướng, PGS, TS NGUYỄN VĂN BẠO

Giám đốc Học viện Chính trị

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đọc thêm

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.