Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân phải theo trình tự, thủ tục

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại họp báo.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Sáng 29/6, ngay sau phiên bế mạc, Tổng Thư ký Quốc hội (QH), Chủ nhiệm Văn phòng QH Bùi Văn Cường đã chủ trì họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 7, QH khóa XV.

Tại cuộc họp báo, lý giải việc tăng lương cơ sở 30% mà chỉ tăng lương hưu 15%, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của QH Đặng Thuần Phong cho biết, thời gian qua, mức lương hưu của người nghỉ hưu liên tục được nâng lên, trên cơ sở mức tăng chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán, lương hưu chỉ tăng 11,5% sẽ ngang bằng với 30% của cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, xác định người hưởng lương hưu khó khăn và khi tăng lương, giá cả sẽ tăng lên, vì vậy, Ban Chỉ đạo Cải cách tiền lương đã cân nhắc rất nhiều và quyết định tăng lương ở mức 15% cho người về hưu. Ông Đặng Thuần Phong khẳng định, mức tăng lương hưu như vậy là rất nhân văn.

Liên quan đến vấn đề cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu rõ, chủ trương cải cách tiền lương toàn diện đã 3 lần lùi, thực hiện theo lộ trình với tinh thần làm thận trọng, chắc chắn, hiệu quả. Ban Chỉ đạo Cải cách tiền lương đã họp nhiều lần. Hiện nay, 4 nội dung đã được thực hiện và 2 nội dung chưa thực hiện được. Nêu nguyên nhân, theo ông Đặng Thuần Phong, việc xác định vị trí việc làm chưa đồng bộ, chưa có sự thống nhất tương đối với nhau giữa các Bộ, ngành, địa phương dù chung một lĩnh vực.

Bên cạnh đó, chế độ phụ cấp vẫn còn nhiều vướng mắc. Nếu không xử lý đồng bộ việc này sẽ có nhiều người thiệt thòi, nhất là người công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, người hưởng lương hưu trước và sau 1/7/2024 cũng có sự khác nhau, sẽ phát sinh bất cập, thiếu đồng bộ. Đặc biệt, vấn đề lớn hơn là phải sửa hơn 20 văn bản liên quan khi bỏ lương cơ sở nên Chính phủ chưa thể trình, xử lý được. Do đó, vấn đề này cần phải đánh giá rất kỹ lưỡng, cân đối nguồn lực.

Trả lời về thời điểm sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Phương Thủy cho biết, trong Kế hoạch của Ủy ban Thường vụ QH về định hướng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình) của nhiệm kỳ QH khóa XV đã đưa ra yêu cầu Chính phủ nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung pháp luật về thuế. Tại phiên họp của QH thảo luận về kinh tế - xã hội vừa qua, phản hồi ý kiến của đại biểu QH, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc có nêu vấn đề sửa đổi thuế TNCN liên quan tới xác định mức khởi điểm và giảm trừ gia cảnh.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật khẳng định, dư luận xã hội thấy đây là vấn đề cần triển khai ngay nhưng để đưa vào Chương trình thì phải tuân thủ các yêu cầu chặt chẽ. Do đó, khi nào Bộ Tài chính là cơ quan trực tiếp phụ trách lĩnh vực này chuẩn bị và tham mưu giúp Chính phủ hoàn thiện hồ sơ để đề nghị đưa dự án này vào Chương trình thì Ủy ban Thường vụ QH sẽ xem xét, báo cáo QH bổ sung việc sửa đổi Luật này vào kỳ họp gần nhất có thể. “Việc này tuy là yêu cầu cấp thiết nhưng vẫn phải tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục”, bà Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 4: Kiều bào chung tay phát triển đất nước

Toàn cảnh buổi gặp mặt báo chí
(PLVN) - Chiều 02/07, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì buổi gặp gỡ báo chí, thông tin về Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức & chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc tại TP Cần Thơ

Chủ tịch Quốc hội và Đoàn thăm, tặng quà người có công TP Cần Thơ. (Ảnh: T.C)
(PLVN) - Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, sáng 2/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thăm, tặng quà tri ân người có công với cách mạng, gia đình chính sách trên địa bàn TP Cần Thơ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024); thăm và làm việc với Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9.

Bảo đảm hậu cần, nâng cao đời sống bộ đội

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm của Cục Hậu cần Quân khu 9.
(PLVN) - Trước yêu cầu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, 5 năm qua, ngành Hậu cần Quân đội tập trung bảo đảm tốt công tác hậu cần cho nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe bộ đội và phòng ngừa dịch bệnh; đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chế biến gắn với công tác quản lý; thường xuyên chú trọng bảo đảm doanh trại, xây dựng, vật tư thực hiện nhiệm vụ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh...

TAND tỉnh Kiên Giang có tân Chánh án

Ông Nguyễn Trí Tuệ ( bìa phải) - Phó Chánh án thường trực TAND Tối cao trao quyết định bổ nhiệm cho ông Võ Kế Nghiệp.

(PLVN) - Chiều 01/7, tại Kiên Giang, TAND Tối cao tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Kế Nghiệp - Phó Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang giữ chức Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang.

Khai thác tối đa hiệu của các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có trên 50 quy định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của HĐND TP Hà Nội. Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của mình và huy động sức mạnh tổng hợp để khai thác tối đa hiệu quả của các cơ chế đặc thù nhằm khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy, phát huy các lợi thế sẵn có.

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
(PLVN) - Sáng nay - 01/7/2024, TP HCM và các địa phương trong cả nước đồng loạt tổ chức Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu thời điểm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành.

Kinh nghiệm phát triển từ Bắc Giang

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kinh tế cả nước vừa bước qua 6 tháng đầu năm với nhiều tín hiệu tích cực, nhất là về tăng trưởng. Theo đó, nhiều địa phương đạt mức tăng trưởng GRDP 2 chữ số, Bắc Giang trở thành “quán quân”, tăng trưởng hơn 14%.

Làm rõ giải pháp, lộ trình thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế

Hình ảnh tại cuộc làm việc. (Ảnh: MT)
(PLVN) - Đây là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” với Chính phủ diễn ra cuối tuần qua.