Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Trần Văn Lâm phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.

Quy trình thu ngân sách tăng nguy cơ, rủi ro sai phạm, gian lận

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng nay, 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và một số nội dung khác.

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) cho rằng, nửa nhiệm kỳ vừa qua, đất nước ta đã vững vàng vượt qua nhiều sóng gió, thách thức và đang sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới. Góp phần làm nên kết quả đó có sự đóng góp rất quan trọng của công tác quản trị ngân sách và thực thi tài khóa. “Có thể nói, chưa bao giờ đất nước ta có được nền tảng tài chính quốc gia vững mạnh như hiện nay”, đại biểu nói.

Trong hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh nhưng các kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn và hàng năm đều được triển khai thực hiện đạt và vượt kế hoạch; đảm bảo các nhu cầu chi định kỳ và đột xuất; bội chi thấp hơn dự toán; nợ công, nợ Chính phủ nằm trong giới hạn an toàn; dự địa cho chính sách tài khóa được triển khai tích cực, hiệu quả.

Điều hành chính sách tài khóa thời gian qua góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước cả trước mắt và lâu dài. Sự phối hợp với chính sách tiền tệ cũng đồng bộ hiệu quả.

Song, bên cạnh những thành công đó, đại biểu Trần Văn Lâm bày tỏ một số băn khoăn, trăn trở. Đại biểu nhấn mạnh, về thu ngân sách, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh.

Lấy ví dụ thuế thu nhập cá nhân hiện hành, theo đại biểu, với các quy định về khởi điểm thu nhập chịu thuế, phân chia bậc lũy tiến; mức chiết trừ gia cảnh… không được cập nhật theo biến động của mức lương tối thiểu, giá cả, lạm phát… có nội dung đã lạc hậu cả chục năm. “Đây là bất cập lớn”, đại biểu nêu quan điểm.

Hay thuế VAT vốn được coi là sắc thuế tiên tiến, hiện đại nhưng cũng có không ít vấn đề. “Mặc dù số thu lớn nhưng số hoàn cũng lớn. Năm 2022, thu 390 nghìn tỷ, hoàn 150 nghìn tỷ (385); năm 2023, ước thu 365 nghìn tỷ, hoàn 160 nghìn tỷ (44%); năm 2024 dự toán thu 390 nghìn tỷ, hoàn 171 nghìn tỷ (43%)”, đại biểu dẫn chứng.

Điều đáng nói là, theo đại biểu, quy trình hành thu phức tạp, tốn kém, diễn ra ở rất nhiều khâu trung gian; thu rồi khấu trừ, thu lại phải hoàn; chi phí cho thu, chi phí cho hoàn và kết cục ngân sách chẳng được bao nhiêu...

Quá trình này còn làm tăng nguy cơ, rủi ro sai phạm, gian lận, thất thu ngân sách nhà nước. Do đó, đại biểu Trần Văn Lâm đề nghị cần xem xét giải quyết căn cơ vấn đề này.

Về vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, theo đại biểu Trần Văn Lâm, thời gian qua, vai trò này liên tục giảm, thể hiện qua tỷ lệ số thu mà ngân sách trung ương được hưởng liên tục đà suy giảm, đến nay chưa có giải pháp khắc phục. Hiện tại nhiều khoản chi thuộc trách nhiệm của ngân sách trung ương phải trông chờ vào sự đóng góp của ngân sách các địa phương.

Về bội chi, đại biểu đề nghị Chính phủ lưu ý vấn đề vốn đầu tư không thể giải ngân nên không thể thực hiện vay, nhất là nguồn vốn ODA, làm giảm bội chi, từ đó quyết liệt điều hành, thực hiện các kế hoạch kinh tế, tài chính đảm bảo hiệu quả thời gian tới.

Đề cập về sử dụng các công cụ tài khóa vĩ mô, đại biểu cho rằng, nhiều biện pháp còn mang tính tình thế, ứng phó mà chưa phải là biện pháp căn cơ, bền vững, vì vậy, khi tình hình dịch bệnh đã qua, cần phải thay đổi cho phù hợp.

Thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Đại biểu Đinh Ngọc Minh (đoàn Cà Mau) ghi nhận, qua báo cáo của Chính phủ cho thấy kết quả đầu tư công thời gian qua đạt kết quả tốt, khắc phục được đầu tư dàn trải, nỗ lực cao triển khai các dự án đường cao tốc và dự án sân bay Long Thành.

Dự kiến, đến năm 2030, chúng ta sẽ có 5.000km đường cao tốc và hoàn thành các sân bay, bến cảng lớn, là kết quả đáng tự hào. Cùng với đó là thể chế cho đầu tư công, nhất là về phân cấp, phân quyền dần được hoàn thiện. Những cơ chế này sẽ là tiền đề để đẩy mạnh đầu tư công trong giai đoạn sau.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh phát biểu tại phiên họp.

Tuy nhiên, đại biểu Đinh Ngọc Minh cũng cho rằng, vẫn còn một số vấn đề lớn của nền kinh tế có liên quan đến đầu tư công như tăng trưởng chưa đạt mục tiêu, doanh nghiệp không đạt mục tiêu cả về chất lượng và số lượng. Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân và trong đó có nguyên nhân của đầu tư công với vai trò dẫn dắt và kích hoạt chưa đúng, chưa đủ.

Để tăng hiệu quả đầu tư công, kích hoạt nhanh và sớm đầu tư tư, góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, đại biểu nêu một số kiến nghị.

Thứ nhất, tăng bội chi để thực hiện một số dự án đầu tư công có tác động lớn và ngay tới đầu tư chung của nền kinh tế, cụ thể là sớm đầu tư hai tuyến đường sắt Lào Cai - cảng Hải Phòng và Đồng Nai - cảng Cái Mép - Thị Vải, hai tuyến đường sắt mà theo đại biểu là có ý nghĩa rất lớn cho nền kinh tế.

Thứ hai, đề nghị thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 57/2018. Theo đó, đại biểu đề nghị Chính phủ dành khoảng 5.000 tỷ hỗ trợ vào hạ tầng sản xuất cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, để khi nền kinh tế phục hồi thì doanh nghiệp có đà để tập trung vào sản xuất, xuất khẩu được ngay.

Để giảm đầu tư của Nhà nước, đồng thời khắc phục việc thiếu điện như mùa hè năm 2022 ở miền Bắc, đại biểu đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho khu vực miền Bắc áp dụng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về phát triển điện mặt trời, điện gió để tổ chức, cá nhân đầu tư điện mặt trời.

“EVN mua điện này đúng giá mà người dân đang mua của EVN, EVN không cần phải bù lỗ, để đảm bảo cho điện sản xuất trong những năm tới. Đồng thời, phải sớm đổi mới được EVN, không biến động nhà nước về điện thành độc quyền của doanh nghiệp”, đại biểu nói.

Với quan điểm cho rằng để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững cần phải có một lực lượng doanh nghiệp hùng tráng, đại biểu kiến nghị Quốc hội cho xây dựng và ban hành Nghị quyết riêng về phát triển toàn diện doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tin cùng chuyên mục

Đại tá PGS-TS Hồ Sơn Đài khi ra mắt cuốn sách “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)” và diện mạo tờ báo Quân giải phóng (chụp lại từ sách). (Ảnh: PV)

Báo Quân giải phóng - Câu chuyện của những người làm báo thời chiến

(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.

Đọc thêm

Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: "Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

70% học sinh có hành vi bạo lực là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 20/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.

Bài 3: Tiên phong, 'mở đường' trong đổi mới, phát triển

Tại Lễ trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, ngày 20/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Trong đó có tác giả Vân Anh của Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt)
(PLVN) - Đất nước thống nhất, báo chí bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, những tồn tại, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thời kỳ bao cấp đòi hỏi phải có lời giải để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Và báo chí - một lần nữa lại lĩnh sứ mệnh “tiên phong”, “đi trước mở đường” trong quá trình đổi mới, phát triển.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Cần phối hợp ngăn chặn gian lận công nghệ cao

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, cấp xã phải đặc biệt quan tâm đến kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 402 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 7.000 đại biểu tham dự vừa diễn ra…

Báo Pháp luật Việt Nam nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

TS. Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo PLVN (thứ ba từ phải sang) nhận bằng khen do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trao tặng. Ảnh: Lam Hạnh
(PLVN) - Tại cuộc gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng giai đoạn 2020-2025.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Tìm lời giải cho báo chí trong kỷ nguyên số

Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn. (Ảnh: Ngọc Nga)
(PLVN) - Từ cú hích của trí tuệ nhân tạo AI đến sự trỗi dậy của hệ sinh thái truyền thông thay thế dẫn đầu bởi các Tiktoker, Youtuber, báo chí chính thống đang đối mặt với loạt thách thức chưa từng có: tin giả lan nhanh, độc giả trẻ rời bỏ, nguồn thu co hẹp và người dùng ngày càng quen với việc “đọc miễn phí”. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh thẳng thắn nhìn nhận: “Chúng ta đã mắc sai lầm lớn khi dâng hiến thông tin miễn phí trên mạng xã hội”.

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025
(PLVN) -  Sáng 19/6, với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, (Hà Nội).

Chuẩn bị về mặt pháp lý để hỗ trợ hộ kinh doanh khi bỏ thuế khoán

Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 19/6, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng thừa nhận, khi mới triển khai chính sách bỏ thuế khoán từ đầu năm 2026 sẽ có những tác động đến hàng triệu hộ kinh doanh. Hiện, Bộ đang chuẩn bị về mặt pháp lý để hỗ trợ hộ kinh doanh thực hiện đảm bảo thuận lợi, giảm gánh nặng thủ tục và chi phí với các hộ.

Bài 2: Đối diện 'hòn tên, mũi đạn' mà chí không mòn

Không gian trưng bày báo chí giai đoạn 1925 - 1945 với những cây bút xuất sắc và vũ khí báo chí tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. (Ảnh: T.N)
(PLVN) -  Ra đời trong hoàn cảnh là một nước thuộc địa nửa phong kiến - “nước mất, nhà tan” lại được sáng lập, rèn luyện, dẫn dắt bởi một nhà cách mạng - Người suốt cả cuộc đời chỉ lo cho nước, cho dân, báo chí không còn chỉ là báo chí - với nghĩa thông tấn mà đã trở thành “báo chí cách mạng”, báo chí với sứ mệnh “đồng hành cùng dân tộc”, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.

Tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình hay, cách làm mới

Thượng tướng Lê Quang Minh trao Bằng khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Đó là nhấn mạnh của Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05) do Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức chiều 18/6.