Sửa đổi Luật Cạnh tranh: Cơ quan Nhà nước làm sai cũng bị xử lý

Thị trường than cần sự cạnh tranh bình đẳng hơn
Thị trường than cần sự cạnh tranh bình đẳng hơn
(PLO) - Sau 12 năm tồn tại, Luật Cạnh tranh 2004 vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ đọc tờ trình dự thảo sửa đổi trước Quốc hội. Dự thảo Luật thể hiện tư duy quản lý mới, với nhiều sửa đổi căn bản, giúp cho người dân được hưởng lợi và lành mạnh hoá thị trường...

Luật rất cần nhưng ít dùng đến 

Trước thông tin này, luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB LAW cho rằng điểm mạnh nổi bật của dự thảo luật là hướng tới lành mạnh hóa thị trường. Cho dù Luật Cạnh tranh năm 2004 đã thiết lập nền tảng pháp lý đầu tiên cho môi trường cạnh tranh ở Việt Nam nhưng sau hơn 10 năm áp dụng đang bộc lộ rõ những điểm bất cập không phù hợp với thực tiễn. Nhiều hành vi phản cạnh tranh mới, đa dạng chưa được điều chỉnh và dự liệu. Luật Cạnh tranh chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa phát huy được sứ mệnh bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Địa vị và mô hình cơ quan cạnh tranh chưa hợp lý.

Theo luật sư Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, số lượng vụ việc vi phạm cạnh tranh lành mạnh được giải quyết còn khá ít. Người dân hầu như không khiếu nại, ngoài những việc ảnh hưởng quyền người tiêu dùng, còn doanh nghiệp thì thường tự thỏa thuận, “đi đêm” với nhau. Trong khi đó, môi trường cạnh tranh tại Việt Nam tiềm ẩn nhiều dạng hành có tác động tiêu cực tới thị trường. Rất nhiều doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh nhưng lại không áp dụng xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh mà lại áp dụng hình thức xử lý hành chính.

“Khắc tinh” của làm ăn gian dối, thiếu lành mạnh 

Việc sửa đổi Luật Cạnh tranh năm 2004 được xác định là sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện. Dự thảo Luật gồm có 121 điều, được bố cục thành 09 chương. So với Luật Cạnh tranh năm 2004, dự thảo Luật giữ nguyên 06 điều, sửa đổi 66 điều, bổ sung 49 điều và bãi bỏ 49 điều.

Trong những thay đổi đột phá, có một nội dung “cởi trói” cho doanh nghiệp ở chỗ, sẽ nhìn nhận vị thế một doanh nghiệp trên thị trường thông qua nhiều yếu tố, chứ không chỉ bằng bao nhiêu % miếng bánh thị trường doanh nghiệp ấy đang nắm giữ nữa. 

Luật cạnh tranh 2004 thì việc xác định một doanh nghiệp có vi phạm quy định hạn chế cạnh tranh, có lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền hay không phụ thuộc nhiều vào thị phần – bao nhiêu % miếng bánh thị trường – mà doanh nghiệp đó đang nắm giữ. Pháp luật sẽ cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia vào một hoạt động tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị trường.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, vấn đề này đã được giải quyết trong Luật mới. Dự thảo Luật mới đã xây dựng mới hẳn một hệ thống tiêu chí xác định “sức mạnh thị trường đáng kể” một cách đầy đủ, phù hợp hơn. Việc cấu thành nên hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường một cách rõ hơn thông qua việc xem xét hậu quả, tác động gây ra của hành vi phản ánh bản chất phản cạnh tranh. Từ đó, những lỗi vi phạm hạn chế cạnh tranh và thực hiện tập trung kinh tế sẽ được đánh giá đúng đắn hơn.

Đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được quy định tại Luật khác, dự thảo Luật đã quy định theo hướng dẫn chiếu đến quy định của pháp luật khác, đồng thời bổ sung nguyên tắc xử lý để tránh chồng chéo, xung đột trong thực thi. 

Đặc biệt, với kinh doanh đa cấp, một vấn đề gây nhức nhối dư luận thời gian qua, dự thảo luật bãi bỏ quy định về hành vi “bán hàng đa cấp bất chính” và hành vi “phân biệt đối xử của hiệp hội”, do các hành vi này không phản ánh đúng bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Dự thảo Luật đã bổ sung thêm hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” có xu hướng xảy ra ngày càng phổ biến và có bản chất phù hợp với khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại dự thảo Luật...

Hiệp hội sân sau, cơ quan Nhà nước làm sai cũng bị xử lý

Trong thực tiễn xem xét, xử lý một số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh còn nhận thấy, các hiệp hội đều là tổ chức đứng sau, giữ vai trò tổ chức, lôi kéo doanh nghiệp tham gia và giám sát việc thực thi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Thậm chí trong nhiều vụ việc, hiệp hội còn ban hành các “quyết định”, các “nghị quyết” về giá cả, sản lượng... trên thị trường để các doanh nghiệp thành viên thực hiện. Tất nhiên, do quy định về chuyện này chưa cụ thể, rõ ràng nên không thể xử lý.

Lần này, những bất cập trên đã được giải quyết thông qua việc dự thảo Luật mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với “hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam”  và mở rộng đối tượng áp dụng.

Theo đó, ngoài tổ chức, cá nhân kinh doanh và hiệp hội ngành nghề, dự thảo Luật còn áp dụng đối với “Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan”, trong đó bao gồm cả các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính. Những câu chuyện lạ lùng như một cơ quan công quyền chỉ đạo cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh phải mua bia, bảo hiểm của một công ty XYZ nào đó sẽ bị coi là vi phạm Luật Cạnh tranh và bị xử lý.

Với những đổi mới nêu trên cùng nhiều tiến bộ khác, dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi góp phần bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, tăng cường hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong thực thi pháp luật về cạnh tranh, phù hợp với các cam kết quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“Sửa đổi Luật Cạnh tranh cũng là một bước quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ và giải pháp về “hoàn thiện thể chế về cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch về độc quyền nhà nước” nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần của Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định. 

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.