Sự thật khó nói về biệt kích quân đội Việt Nam Cộng hòa

Các nhóm Biệt kích VNCH chụp ảnh trong thời gian huấn luyện ở căn cứ
Các nhóm Biệt kích VNCH chụp ảnh trong thời gian huấn luyện ở căn cứ
(PLO) -Trong Kế hoạch 34A, biệt kích xâm nhập miền Bắc nằm vùng thu tin, phá hoại… (OP34) được coi là xương sống quan trọng nhất. Cả CIA và SOG đầu tư huấn luyện lực lượng biệt kích rất bài bản, tinh nhuệ, đặt nhiều hy vọng nhưng...

Tính đến năm 1967, cộng cả số điệp viên nằm vùng mà CIA bàn giao lại, SOG có 7 toán và một điệp viên đơn hoạt động ở miền Bắc. Như vậy, từ khi thực hiện Kế hoạch 34A, SOG đã đưa được 4 toán xâm nhập miền Bắc để thực hiện ý đồ: Eagle, Hadley, Red Dragon và Romeo. 

Thu được thông tin... “vịt”

Toán Tourbillon do CIA tung đi ngày 16/5/1962 được tăng cường thêm hai lần hoạt động ở phía tây bắc Bắc Việt Nam có nhiệm vụ phá hoại và gây rối, sau đó chuyển sang thu thập tin tức tình báo. Theo tài liệu lịch sử, SOG nhận xét là "không có tin tức tình báo có ý nghĩa nào được báo về". Điều lạ là, mỗi khi SOG định đón toán này về thì họ đều không đến được điểm hẹn. 

Tháng 8/1963, CIA thả dù toán Easy xuống Sơn La để "liên lạc với người Mèo và người Thái nhằm thiết lập vùng an toàn cho các toán khác hoạt động trong khu vực". Toán này còn có nhiệm vụ "xác định mức độ phản kháng, trang bị vũ khí cho một số chọn lọc người thiểu số để tấn công quấy phá mạng thông tin và đường giao thông của quân đội miền Bắc" và tuyển mộ lãnh đạo người thiểu số để "đưa về Nam huấn luyện".

Sau tháng Giêng năm 1964 nhiệm vụ này bị bãi bỏ vì SOG không được phép tiến hành hoạt động tổ chức phong trào chống đối. Lúc này, Easy được giao nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo bằng cách quan sát và khai thác các nguồn tin được móc nối tại địa phương".

SOG không nhận được tin tức đáng chú ý nào. Tuy nhiên, dù toán Easy đã được tăng cường thêm bốn lần với tổng số là 23 người thì kết quả vẫn không ổn. Khi được thông báo chuẩn bị trở về Nam, Easy bỗng "mất hút và ngừng mọi liên lạc". 

Toán Remus có sáu người được thả dù ngày 16/4/1962 gần Điện Biên Phủ để "thành lập khu căn cứ cho các hoạt động thu thập tình báo". Toán này sẽ "thu thập thông tin kinh tế, chính trị, quân sự của đối phương; xác định vị trí thả dù tiếp tế và khu vực an toàn cho các điệp viên được bổ sung thêm hay đưa về; thu thập các tài liệu và tuyển lựa cơ sở hỗ trợ, cung cấp tin".

Năm 1964, Remus báo cáo đã phá huỷ một vài chiếc cầu. Colby kể, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã "phấn khích như một đứa trẻ" về tin này. Remus được bổ sung 5 lần. Năm 1967, SOG ra lệnh rút hai nhân viên của Remus về Nam. Remus từ chối với lý do việc đó quá nguy hiểm. Năm 1968, tất cả liên lạc điện đài với Remus bị ngừng trệ. 

Ares là điệp viên đơn tuyến duy nhất được thả về miền Bắc từ đầu năm 1961 đã "cung cấp thông tin về các tài liệu của miền Bắc, nhà máy điện Uông Bí, đường giao thông, cầu cống, cảng Hải Phòng và các thông tin khác".

Các nhóm Biệt kích VNCH chụp ảnh trong thời gian huấn luyện ở căn cứ
Các nhóm Biệt kích VNCH chụp ảnh trong thời gian huấn luyện ở căn cứ 

Tuy nhiên, vào năm 1966, SOG bắt đầu nghi ngờ thông tin nhận được. Khi được chỉ thị tìm địa điểm tiếp tế, Ares đề nghị các biện pháp khác để nhận. Điều này dễ làm lộ các cơ sở khác của SOG. Khi SOG có kế hoạch rút về miền Nam, Ares không tuân theo, nhưng vẫn giữ liên lạc điện đài với SOG đến năm 1968. 

Toán Eagle được tung vào khu vực gần biên giới Trung Quốc ngày 27/6/1964 có nhiệm vụ "phá hoại tuyên đường số 1 và số 4, đường xe lửa Mục Nam Quan và căn cứ không quân Mai Pha", thu thập tin tức tình báo về các mục tiêu trên. Theo đánh giá của SOG, "thông tin nhận được có rất ít hoặc không có giá trị".

Năm 1966, Eagle được giao nhiệm vụ theo dõi các tuyến đường, kết quả thu được cũng tương tự. Đánh giá Eagle không hoàn thành nhiệm vụ, năm 1968, SOG chỉ thị cho toán di chuyển xuống phía nam để rút về. Eagle báo cáo không thể đến vị trí tập kết, ngay sau đó liên lạc với toán bị cắt đứt. 

Tháng 11/1965, SOG dùng trực thăng thả toán Romeo gồm mười người xuống khu vực ngay bên kia khu phi quân sự với nhiệm vụ “trinh sát địa bàn, thu thập tin tức tình báo; giám sát các tuyến đường; và tiến hành các hoạt động phá hoại, quấy rối tại đường 103, chuyên chở người và hàng hoá xuống phía Nam". Theo tài liệu của SOG, từ giữa năm 1966 trở đi, kết quả hoạt động của toán là nghèo nàn: "Romeo không cung cấp được tin đáng giá nào trong năm 1967 và 1968".

Toán Hadley cũng xâm nhập vào ngay bên kia khu phi quân sự để theo dõi tuyến đường số 8 nối đường 15 với đường 81, 12 và 121 ở Lào và theo dõi con đường vận tải thủy chính trên sông Ngàn Phố. Đầu tiên, toán Hadley gặp một số khó khăn do bị phát hiện, nhưng sau đó nhanh chóng đáp lại tín hiệu liên lạc từ SOG. Nhưng, Hadley cũng không cung cấp được thông tin có ích hoặc xác định được mục tiêu không kích có giá trị. 

Red Dragon gồm 7 thành viên, xâm nhập Lào Cai và Yên Bái ngày 21/9/1967, có nhiệm vụ "tiến hành phá hoại và thu thập tin tình báo". Theo hồ sơ, Red Dragon hoạt động "rất kém hiệu quả" và "tình trạng an ninh của toán là đáng ngờ ngay sau khi có buổi liên lạc điện đài đầu tiên". Red Dragon liên lạc đến 1969 thì mất dấu vết. 

Giật mình vì… sự thật

Thông tin từ những nhóm biệt kích đưa về dù là nhỏ nhưng cũng rất quý giá đối với CIA, SOG và Nhà Trắng. Do quá chủ quan, cũng không có gì để kiểm chứng, nên cả CIA, SOG cũng như Nhà Trắng đều chủ quan tin rằng, đó là sự thật.

Mãi sau này, năm 1968, khi nguồn tin của các nhóm đứt hẳn thì họ mới cử chuyên gia lần lại các đầu mối và giật mình phát hiện ra… sự thật nhưng đã… quá muộn. Tóm lại, họ đã bị các nhóm biệt kích kia “sỏ mũi” từ lâu mà không hề hay biết. Lực lượng nào “sỏ mũi” các nhóm biệt kích kia thì cả CIA và SOG biết rõ lắm.

Lịch sử SOG ghi lại đại ý, sự việc chỉ bị phát lộ khi thẩm vấn một tù binh quân đội miền Bắc thì được biết, tháng 6/1962, có một toán biệt kích bị bắt giữ ở địa bàn toán Remus hoạt động. Hơn nữa, vào tháng 5/1968, Hà Nội khẳng định đã bắt giữ một toán biệt kích. Điều này cho thấy, Remus đã bị tóm và những thông tin mà nhóm này gửi về SOG chỉ là tin… “vịt”. 

Từ phát hiện này mà vào nửa cuối năm 1967, Singlaub quyết định đưa Trung tá Bob Kinhston bí danh “dây thép gai” về phụ trách, đánh giá lại hoạt động gián điệp - biệt kích. Qua điều tra, Kingston thấy kết quả hoạt động của các toán đã tung vào miền Bắc Việt Nam rất vụn vặt. Kingston linh cảm "không hài lòng với một số nhân viên chỉ đạo toán biệt kích mà McLane để lại, nhất là khi ông đọc "tất cả các bức điện liên lạc của các toán".

Các nhóm Biệt kích VNCH chụp ảnh trong thời gian huấn luyện ở căn cứ
Các nhóm Biệt kích VNCH chụp ảnh trong thời gian huấn luyện ở căn cứ 

Sau vài tuần nghiên cứu kỹ lưỡng, Kingston báo cáo với chỉ huy trưởng của SOG: “Tôi đến gặp Singlaub và nói: Anh muốn nói gì với Hồ Chí Minh?" Singlaub không cười. Anh nói gì? Singlaub hỏi lại. Lúc này Kingston mới báo cáo "các toán biệt kích của chúng ta đã bị khống chế và qua họ tôi có thể gửi thông điệp cho Hồ Chí Minh". Singlaub lúc này cứ như ở trên trời rơi xuống. Sau khi đã bình tĩnh, Singlaub yêu cầu Kingston cho xem xét lại toàn bộ mớ bòng bong đó.

Kết quả đánh giá đã dẫn đến việc các chuyên gia phản gián của CIA và Cơ quan tình báo quân đội (DIA) xem xét lại toàn bộ hoạt động vào năm 1968. Một tháng sau, lực lượng này mới hoàn thành việc thẩm định và kết luận cuối cùng trở thành tai hoạ lớn: Không có toán nào hoạt động cả. Tất cả các toán mà họ tin đang hoạt động trên thực tế đã bị đối phương khống chế sử dụng chống lại SOG. Trong 7 năm, 500 người đã được tung đi nhưng không một ai quay về! 

Nhưng khi sự thật đã được phơi ra thì sau này mới phát lộ những nghi ngờ mà chẳng quan chức nào của SOG dám nói ra. Thiếu tướng Ed Partain đã thú nhận: Thông tin do các toán thu lượm được cũng chẳng mấy giá trị. Trong nhiệm kỳ chỉ huy SOG từ tháng 6/1965 đến tháng 5/1966, Reg Woolard cũng đánh giá về hiệu quả của các toán biệt kích như Partain. Còn John Hada, viên phó của ông ta từng phê phán mạnh mẽ kết quả thu được. "Chúng ta không có cách gì kiểm chứng việc toán biệt kích có hoạt động hay không".

Tương tự, Pete Hayes, người trực tiếp báo cáo công việc cho Woolard, nhận thấy "có ít tin tình báo thực sự và gần như không có chứng cứ cụ thể nào cho sự thành công trong hoạt động của các toán biệt kích". Bob McLane thay Woolard tháng 5/1966, nhưng hiệu quả hoạt động của các toán biệt kích rất mù mờ.

Hada, phó chỉ huy của McLane, nhớ rằng vào cuối năm 1966, chỉ huy trưởng của SOG cảm thấy quá đủ về hoạt động gián điệp-biệt kích do McLane chỉ huy. "Jack Singlaub hiểu rằng cần phải làm chặt chẽ hơn cả hai phía: SOG và đối tác Nam Việt Nam. Trên thực tế, Singlaub rất bức bối về những diễn biến của OP34 và đã nói chuyện với tướng Westmoreland về vấn đề này". Tóm lại, tất cả những gì xảy ra sau thất bại cay đắng này chỉ là hành động mang tâm lý … tự vệ mà thôi...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.