1. Nguyên nhân và yếu tố gây sót nhau thai
Nhau thai có vai trò hấp thu nguồn dinh dưỡng từ người mẹ để cung cấp cho thai nhi trong suốt thai kỳ. Sau khi thai phụ sinh con, tử cung sẽ co bóp để đẩy nhau thai ra ngoài.
Trong một số trường hợp sản phụ sau sinh còn sót nhau thai, nếu không phát hiện sớm có thể gây nguy hiểm. Có ba loại sót nhau thai:
- Nhau thai dính nhau do đờ tử cung: Là loại phổ biến nhất của sót nhau thai. Sót nhau thai xảy ra khi tử cung, hoặc dạ con, không đủ co bóp để tống nhau thai ra ngoài. Thay vào đó, nhau thai vẫn bám vào thành tử cung một cách lỏng lẻo.
- Nhau thai bị mắc kẹt: Xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi tử cung nhưng không được đẩy ra ngoài. Điều này thường xảy ra do cổ tử cung bắt đầu đóng trước khi nhau thai được loại bỏ, khiến nhau thai bị kẹt lại phía sau.
'Khuyến cáo sức khỏe khẩn cấp' phòng lây nhiễm COVID - 19 với phụ nữ mang thai để thích ứng an toàn
- Sự tích tụ nhau thai (Nhau cài răng lược): Làm cho nhau thai bám vào lớp cơ của thành tử cung hơn là niêm mạc tử cung. Điều này thường làm cho việc sinh nở khó khăn hơn và gây chảy máu nghiêm trọng. Nếu không thể cầm máu, có thể phải truyền máu hoặc cắt tử cung.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị sót nhau thai cần chú ý khi phụ nữ trên 35 tuổi mang thai, phụ nữ sinh con trước tuần thứ 34 của thai kỳ hoặc sinh non. Quá trình chuyển dạ kéo dài; tình huống thai chết lưu; phụ nữ có một số bất thường ở tử cung như u xơ…
Hiện tượng sót nhau thai. |
2. Các triệu chứng của sót nhau thai
Sót nhau thai là tình trạng nhau thai không hoàn toàn ra khỏi tử cung sau khi em bé được sinh ra. Dấu hiệu sót nhau thai cần lưu ý đầu tiên là chảy máu bất thường, khác với sản dịch - dấu hiệu chảy máu do sót nhau thai là dịch máu có màu đen, mùi hôi khó chịu. Nếu sót lại một phần nhau thai, sản phụ có thể xuất hiện các triệu chứng sau một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh.
Ngoài chảy máu, dịch âm đạo có mùi hôi, có thể có triệu chứng: sốt, đau bụng dưới nhiều và âm ỉ, liên tục, thấy xuất hiện nhiều mảnh mô lớn thoát ra từ âm đạo. Nếu mất máu nhiều, sản phụ rất mệt mỏi và choáng.
Sốt sau sinh cũng là một trong những triệu chứng sót nhau thai.
3. Chẩn đoán sót nhau thai
Bác sĩ có thể chẩn đoán nhau thai sót lại bằng cách kiểm tra cẩn thận nhau thai đã đẩy ra ngoài để xem liệu nó có còn nguyên vẹn sau khi sinh hay không. Nhau thai có hình dạng rất khác biệt, và thậm chí một phần nhỏ bị thiếu cũng có thể là nguyên nhân đáng lo ngại.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể không nhận thấy rằng một phần rất nhỏ bị thiếu trong nhau thai. Khi điều này xảy ra, phụ nữ thường sẽ có các triệu chứng ngay sau khi sinh. Trong một số trường hợp, việc cho con bú cũng có thể mang lại hiệu quả vì nó khiến cơ thể tiết ra hormone làm co bóp tử cung.
Nếu bác sĩ nghi ngờ sản phụ bị sót nhau thai sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra tử cung, trong trường hợp xác định sót nhau thai cần điều trị ngay để tránh biến chứng.
Sau sinh 4 tuần sản phụ nên tái khám kiểm tra sức khỏe.
4. Xử lý sót nhau thai
Bác sĩ có thể sử dụng thuốc để làm giãn tử cung hoặc làm cho nó co lại. Điều này có thể giúp cơ thể sản phụ loại bỏ nhau thai. Bác sĩ cũng khuyến khích sản phụ đi tiểu. Bàng quang chứa đầy nước tiểu đôi khi có thể tạo áp lực đẩy nhau thai sót lại ra ngoài.
Một số trường hợp nhau thai còn sót lại, bác sĩ có thể phải tiến hành nạo, hút loại bỏ nhau thai. Trường hợp nặng (nhiễm khuẩn, chảy máu nặng), có thể phải mổ cắt tử cung. Nhau thai sót lại là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ nhưng có thể điều trị hiệu quả sau khi được chẩn đoán. Do đó, nếu bà bầu có nguy cơ bị sót nhau thai hoặc nếu đã từng bị sót nhau thai trong quá khứ, hãy thảo luận với bác sĩ về mọi lo lắng trước khi sinh. Điều này sẽ cho phép bà bầu chuẩn bị tốt nhất để ngừa một số biến chứng sản khoa có thể xảy ra.