Cứu sống bệnh nhân xuất huyết não do vỡ phình dị dạng mạch não

(PLVN) - Xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch não là một loại đột quỵ nguy hiểm với tỉ lệ tử  vong rất cao lên đến gần 80% nếu túi phình vỡ lại hoặc đang chảy máu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân thường tử vong hoặc để lại di chứng tàn phế.

Ngày 27/6, bệnh viện Trung ương Huế cho biết, Trung tâm Đột quỵ bệnh viện vừa cứu sống kịp thời một trường hợp đột quỵ do vỡ phình mạch máu não. Bệnh nhân may mắn được cứu sống là bà Hồ Thị L (63 tuổi, trú tại huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế).

Cụ thể, bệnh nhân khởi phát với triệu chứng đau đầu nhiều được điều trị ở bệnh viện tuyến dưới trong 6 ngày nhưng bệnh không cải thiện, tình trạng đau đầu ngày càng tăng. Ngày 22/6, bệnh nhân được tuyến dưới chuyển lên điều trị tại khoa Nội A, Bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2) với chẩn đoán viêm não, màng não. Các bác sĩ đã chỉ định chụp phim cắt lớp sọ não kịp thời, nghi ngờ có tình trạng xuất huyết dưới nhện; một dạng đột quỵ nguy hiểm thường do vỡ túi phình mạch não.

Sau 6 ngày điều trị nhưng không cải thiện, tình trạng đau đầu của bà L có ngày càng tăng
Sau 6 ngày điều trị nhưng không cải thiện, tình trạng đau đầu của bà L có ngày càng tăng

Ngay lập tức, các bác sĩ khoa Nội A, bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2) cùng các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 1) đã tổ chức hội chẩn cấp cứu trực tuyến. Sau khi thống nhất chẩn đoán, bệnh nhân được khẩn trương chuyển viện vào Trung tâm Đột quỵ để tiến hành chụp mạch não và can thiệp cho bệnh nhân.

Kết quả chụp mạch não phát hiện một túi phình mạch não phía bên phải kích thước 5mmx3mm, động mạch mang phình uốn cong nhiều đoạn và đặc biệt nguy hiểm do túi phình đang chảy máu. Nhận định đây là một tình huống cấp cứu, phải khẩn trương tối đa, vì chỉ cần chậm trễ vài phút là tính mạng bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm.

Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo, không yếu liệt tay chân và có thể làm theo hướng dẫn của bác sĩ
 Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo, không yếu liệt tay chân và có thể làm theo hướng dẫn của bác sĩ

Không chần chừ, các bác sĩ đã khẩn trương tiến hành can thiệp đặt coil (những vòng xoắn kim loại) bít túi phình mạch não và cầm máu, thủ thuật thành công chỉ sau hơn 30 phút từ lúc khởi mê. Sau 3 ngày can thiệp, bệnh nhân chỉ còn đau đầu nhẹ, hoàn toàn tỉnh táo, không có yếu liệt tay chân và chuẩn bị được cho xuất viện trong tuần tới.

Theo các bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế cho biết, xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch não là một loại đột quỵ nguy hiểm và thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm vì thông thường người bệnh chỉ có biểu hiện đau đầu, không có yếu liệt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân thường tử vong hoặc để lại di chứng tàn phế.Tỉ lệ tử vong rất cao lên đến gần 80% nếu túi phình vỡ lại hoặc đang chảy máu. Điều trị loại bỏ phình có 2 phương pháp cơ bản là can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật kẹp cổ phình bằng clip.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.