Cả làng nhiễm AIDS vì ...bán máu

Trẻ em mồ côi ở làng Wenlou bởi cha mẹ chết hết vì HIV/AIDS.
Trẻ em mồ côi ở làng Wenlou bởi cha mẹ chết hết vì HIV/AIDS.
(PLO) -Ngôi làng được nhắc đến có tên gọi là Wenlou ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Từ bên ngoài nhìn vào, Wenlou cũng chỉ là một ngôi làng bình thường khác với lối kiến trúc điển hình của tỉnh Hà Nam, nhưng nó lại nổi tiếng với cái tên “Làng AIDS của Trung Quốc”. 

Nguyên nhân cũng chỉ bởi người dân làng này đã tham gia vào hoạt động bán máu từ những năm 1990. 

Bán máu để kiếm tiền

Ngày nào cũng giống như vậy, trong khi cả làng vẫn chìm trong giấc ngủ thì ông Liu Geling, 37 tuổi, đều đặn lái xe từ sáng sớm đi bán hoa quả. Ông sẽ đến chợ buôn hoa quả để mua hàng, sau đó mang đến những ngôi làng gần đó để bán.

Tuy nhiên, không giống như bao người khác, ngoài việc vật lộn với cuộc sống để mưu sinh, ông Liu Geling còn phải chiến đấu với một cuộc chiến khác mang tên “AIDS” trong suốt 15 năm qua kể từ khi ông được chuẩn đoán là dương tính với nó vì tham gia hoạt động bán máu. 

Một người khác trong làng có tên Chen Fan, 61 tuổi cũng bị nhiễm AIDS vì bán máu. “Trước đây tôi và vợ đã đi bán máu để kiếm tiền xây 3 ngôi nhà. Còn nhớ, mỗi lần hiến máu tôi chỉ nhận được 45 nhân dân tệ và giờ tôi không thể nhớ nổi tôi đã làm việc này bao nhiêu lần nữa. Cứ khi nào chúng tôi thiếu tiền là chúng tôi tìm đến các trạm thu mua máu bởi vì chỉ trồng lúa mì và ngô thì không bao giờ đủ ăn”, ông Chen nói. 

Hơn 20 năm đã trôi qua, từ một địa điểm thu mua máu trở thành nơi được mệnh danh là “làng AIDS của Trung Quốc”, người dân làng Wenlou đã phải chịu không biết bao tổn thương, chứng kiến bao nhiêu bi kịch mà căn bệnh quái ác này mang lại. 

Được biết, trong những năm đầu thập niên 1990, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động mua bán máu ở một số ngôi làng nghèo khó. Người dân được trả một khoản tiền nhỏ để đổi lấy việc thu mua máu của họ. Rất nhiều người vì cần tiền mà bán máu của mình rất nhiều lần. Đối với nông dân ở làng Wenlou cũng vậy, bán máu là một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất để kiếm tiền cải thiện cuộc sống vốn đã khó khăn. 

Những người thu mua máu nói rằng, số máu của người dân sau đó được bán cho các công ty dược phẩm để sử dụng để cứu sống người và không hề gây bất kỳ tổn hại nào tới cơ thể. 

Bi kịch mang tên “HIV/AIDS”

Tuy nhiên, trong quá trình lấy máu các nhân viên làm việc cẩu thả trong vấn đề vệ sinh và khử trùng, sử dụng kim tiêm nhiều lần với nhiều người mà gây nên sự cố lây lan căn bệnh quái ác HIV. Có tới 678 người trong tổng số 3.000 dân làng bị nhiễm HIV, người trẻ nhất là 14 tuổi và lớn tuổi nhất là 70, kinh khủng hơn nữa là có đến 200 người đã qua đời vì căn bệnh thế kỷ này.

Không chỉ làng Wenlou, tại huyện Shangcai thuộc tỉnh Hà Nam cũng có tới 22 làng nhiễm AIDS với số lượng phơi nhiễm lên đến 100 người mỗi làng. Trên toàn tỉnh Hà Nam có tới 38 làng bị nhiễm AIDS giống như làng Wenlou. 

Bắt đầu từ năm 2000, số lượng người bị nhiễm HIV trong làng bắt đầu phát triển thành AIDS ngày càng tăng và số lượng người chết cũng ngày càng lớn hơn. Năm 2003 được cho là năm tồi tệ nhất đối với ngôi làng Wenlou khi phải chứng kiến 40 người chết vì AIDS, tồi tệ nhất là 7 người chết cùng một ngày khiến dân làng cảm thấy hoang mang và lo sợ. 

Cô Guo Xiu, 60 tuổi, là một trong những người bị nhiễm AIDS nhưng còn sống sót cho tới giờ nói rằng, “ngày hôm đó cả làng dự tang lễ trong sự đau buồn, âm thanh của tiếng kèn đám ma dường như ở khắp mọi nơi biến ngôi làng thành nơi tang thương ảm đạm”. Trong số những người chết năm đó có cả chồng cô Guo, vì quá đau khổ nên cô cũng đã uống thuốc sâu tự tử nhưng may mắn sống sót. 

Người dân làng Wenlou xếp hàng để được phát thuốc điều trị AIDS miễn phí.
Người dân làng Wenlou xếp hàng để được phát thuốc điều trị AIDS miễn phí.

Không chỉ thế, rất nhiều trẻ em trong làng bị mồ côi bởi cha mẹ chúng chết vì AIDS khi chúng còn nhỏ. Cả làng dựng lên những trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi và gọi đó là “Sunshine Home”, đây cũng là nơi ở của cả những người già neo đơn.

Tuy nhiên, thời điểm đó phía chính phủ cũng chỉ trợ cấp cho trung tâm này một số tiền ít ỏi là 160 nhân dân tệ (gần 600 ngàn đồng) để giúp đỡ phần nào cho cuộc sống khó khăn của chúng. 

Căn bệnh này khiến nhiều người khiếp sợ, những người mắc bệnh bắt đầu bị kỳ thị, thậm chí bị chính những người thân trong gia đình xa lánh, những người chưa lập gia đình cũng vì thế mà không thể lấy chồng, lấy vợ…

Hy vọng mới

Tuy nhiên, đã có rất nhiều thay đổi trong hơn 20 năm qua, tình trạng người dân nhiễm AIDS đã có những cải thiện đáng kể. Tỷ lệ người tử vong hiện nay cũng phù hợp với mức trung bình tên cả nước và không có trường hợp nào nhiễm  HIV từ năm 2004. 

Để làm được điều này, chính phủ đã phân bổ hàng triệu nhân dân tệ để cải thiện đường xá, xây dựng trung tâm y tế, trung tâm xét nghiệm HIV/AIDS và trường tiểu học trong tỉnh Hà Nam. Được biết, chỉ nguyên ở quận Shangcai đã có tới 18 trung tâm tư vấn và xét nghiệm HIV/AIDS tự nguyện. Ngoài ra, chính phủ cũng chi hơn 200 nhân dân tệ cho làng Wenlou xây dựng nhà phúc lợi cho trẻ mồ côi do AIDS, đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng trong làng. 

Không chỉ thế vào năm 2005 và 2007, Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đến thăm hỏi và động viên người dân làng Wenlou, đồng thời tuyên truyền, giúp người dân hiểu ra và giảm sự phân biệt đối xử với người không may mắn bị nhiễm HIV/ AIDS.

Cô Wang Ping, 53 tuổi, người đã được chẩn đoán là HIV dương tính vào năm 2000, đau lòng nhớ lại hình ảnh đứa con của mình hắt hủi và không chịu ăn tối cùng với cô. Trước đây cô cũng vì đi bán máu với mong muốn có thể giúp cha mẹ xây được một căn nhà mái ngói thay cho ngôi nhà mái tranh rột nát nhưng không thể ngờ rằng mình bị nhiễm HIV.

Nhưng kể từ sau chuyến thăm của Cựu Thủ tướng, gia đình cô đã có những thay đổi trong tư tưởng, giờ đây cô là người phụ nữ của gia đình, nấu nướng cho gia đình và đưa con đi học mỗi ngày. Đối với cô có lẽ đây là niềm hạnh phúc lớn nhất kể từ sau khi biết mình bị HIV. Đến giờ phút này, mặc không biết mình sẽ sống được bao lâu nữa, nhưng nụ cười luôn nở trên khuôn mặt cô.

Từ năm 1999, bệnh nhân cũng đã được sử dụng miễn phí các loại thuốc kháng virus và cũng được điều trị miễn phí khi xuất hiện các triệu chứng. Ngoài ra, hàng tháng bệnh nhân HIV cũng được hỗ trợ một khoản trợ cấp là 315 nhân dân tệ từ chính phủ để duy trì và giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống. 

Theo ông Wang Shuiwang, Giám đốc Văn phòng phòng chống HIV/AIDS quận Shangcai cho biết, “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện đáng kể. Số người nhiễm bệnh và số ca tử vong vì HIV/AIDS đã giảm dần theo năm và đây là một tín hiệu đáng mừng”. 

Mặc dù chính phủ cùng với chính quyền địa phương đã nỗ lực ngăn chặn căn bệnh quái ác này, những mối đe dọa về HIV/AIDS vẫn thường trực. Trong hơn 3 năm qua, quận Shangcai đã xét nghiệm cho phụ nữ có thai để phát hiện những trường hợp bị nhiễm HIV.

Đến tháng 5/2015, các cuộc xét nghiệm cho thấy có 486 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong đó có 226 người tự nguyện phá thai và 257 người quyết định sử dụng thuốc có khả năng ngăn chặn lây HIV từ mẹ sang con. 

Sau bài học đau đớn từ ngôi làng Wenlou, Trung Quốc đã thi hành chặt chẽ hơn các quy định để bảo vệ sức khỏe của người hiến máu, đảm bảo việc sử dụng các thiết bị và thủ tục lấy máu một cách cẩn thận và thực hiện đúng theo quy định, quy chế; đồng thời cấm buôn bán máu hòng kiếm lợi nhuận.../.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.