Bé trai 18 tháng tuổi bị bỏng nửa người do nước sôi

Bé trai 18 tháng tuổi, phỏng nặng, được xử trí tích cực tại Khoa cấp cứu. Ảnh: BVCC
Bé trai 18 tháng tuổi, phỏng nặng, được xử trí tích cực tại Khoa cấp cứu. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Ngày 4/3, BSCK2. Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và đang điều trị cho một bệnh nhi 18 tháng tuổi bị bỏng nặng do nước sôi.

Bệnh nhi tên Ch. N. M. Kh. 18 tháng tuổi, nam, ngụ tại Bến Tre, được chuyển từ bệnh viện tỉnh với chẩn đoán phỏng nước sôi độ II, diện tích phỏng 50% giờ thứ 2.

Khai thác bệnh sử ghi nhận do mẹ cháu bé nấu nồi nước sôi rồi đổ vào ca nước để trên bàn, sau đó mẹ của bé đi lấy gừng trong tủ lạnh để thái nhỏ bỏ vào ca nước sôi để uống. Trong tích tắc mẹ thấy bé đi đến bàn với tay lấy ca nước, mặc dù mẹ đã chạy nhanh đến cản bé nhưng không không kịp, nước sôi văng đổ tung té vào đầu mặt ngực, tay trẻ và tay mẹ, gây phỏng rộp da. Mẹ hốt hoảng chở bé nhập bệnh viện tỉnh, sơ cứu, truyền dịch, giảm đau, chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM).

Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), ghi nhận trẻ bị phỏng ở mặt, cổ, ngực, bụng, đùi phải, tay phải, rộp da bóng nước, diện tích phỏng 50%, với tình trạng sốc, mạch nhẹ chi mát, huyết ấp tụt kẹp 70/50mmH. Bệnh nhi nhanh chóng được các bác sĩ cấp cứu hỗ trợ hô hấp, truyền dịch chống sốc, cho thuốc giảm đau, kháng sinh, chăm sóc vết phỏng. Tình trạng trẻ còn nặng nên được chuyển khoa hồi sức ngoại điều trị tích cực.

Theo bác sĩ Tiến, các tai nạn sinh hoạt tai nhà thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, nên phụ huynh hết sức lưu ý những công việc nhà, sinh hoạt gia đình luôn có những nguy cơ nhất định đối với trẻ như:  bàn ủi vừa ủi đồ xong, xe gắn máy mới chạy về nhà, nguồn điện trong tầm với trẻ, dấm, xăng dầu đựng trong chai thức uống,…

Các bậc phụ huynh cần tránh các nguy cơ gây hại cho trẻ, thiết kế ngôi nhà “an toàn” cho trẻ nhỏ, luôn để mắt đến trẻ vì một phút lơ là có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc cho trẻ.

Khi trẻ bị bỏng nước sôi, bác sĩ khuyên phụ huynh giữ bình tĩnh để xử trí đúng. Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi chỗ nguy hiểm, xối nước mát lên người bé khoảng 10-15 phút, sau đó thay đồ, quấn trẻ trong khăn sạch và đưa đến bệnh viện gần nhất.

Đọc thêm

'Lỗ hổng' quản lý an toàn thực phẩm

Hình ảnh dòi bò lúc nhúc trong miếng pate (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) - “Pate có dòi” là từ khoá được tìm kiếm nhiều ngày qua trên các trang mạng xã hội, sau khi trên mạng xuất hiện một video đăng tải hình ảnh miếng pate có dòi trong suất bánh mì chảo.

Cần luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Dù không có quy định nhưng nhiều đôi nam nữ đã thực hiện việc KSKTHN trước khi kết hôn. (Nguồn: BV Phụ sản HN)
(PLVN) - Theo thống kê, hàng năm, trên cả nước có hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Trong khi đó, theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Để ngăn chặn các rủi ro trong sinh sản thì việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng như sàng lọc trước và sau khi em bé chào đời là vô cùng quan trọng.

Điều dưỡng bệnh viện Trung ương Huế: Tận tâm, chuyên nghiệp, thân thiện

Điều dưỡng bệnh viện TƯ Huế luôn coi trọng sự hài lòng của bệnh nhân
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5. Tại đây, hơn 350 đại biểu đều thể hiện quyết tâm phải xây dựng hình ảnh người điều dưỡng bệnh viện Trung ương Huế “Tận tâm, chuyên nghiệp, thân thiện”; đồng thời lấy sức khỏe và sự hài lòng của người bệnh là hạnh phúc.

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...