Bác sĩ Nhật Bản và Việt Nam phối hợp mổ thành công khối u ung thư cho bệnh nhân

Hai bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản là bác sĩ Nagasaka Satoshi và GS Itano Osamu đã đến Việt Nam, tham gia phẫu thuật miễn phí cho 2 bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội).

Đây là một trong rất nhiều các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản do UBND Hà Nội và Đại sứ quán Nhật Bản chủ trì, phối hợp với Cty CP Tiến bộ Quốc tế AIC tổ chức từ 23 - 26/3.

Công ty AIC đã phối hợp với bệnh viện Xanhpon tặng 2 ca mổ cho hai bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn. Các ca mổ trên được đánh giá đều là ca mổ khó, mức độ nguy hiểm cao, trong đó một ca là mổ nội soi tiêu hoá, khối u trực tràng và một ca mổ khối u phổi.

Qua các hoạt động xúc tiến hợp tác của công ty AIC, hoạt động giao lưu y tế lần này nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt – Nhật trên lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực y tế, nâng cao trình độ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Bác sĩ Nhật Bản và Việt Nam phối hợp mổ thành công khối u ung thư cho bệnh nhân ảnh 1
Bác sĩ Nhật Bản và Việt Nam phối hợp mổ thành công khối u ung thư cho bệnh nhân

Về diễn biến ca mổ khối u phổi, bệnh nhân được đưa vào phòng mổ lúc 10h30 sáng với tình trạng bệnh lý nặng, thùy trái dưới phổi có một khối u rất lớn, kích thước hơn 6cm cùng các hạch bạch huyết xung quanh bị sưng. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ lựa chọn phương pháp mổ mở thay vì mổ nội soi nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u và các hạch.

Trải qua 3h đồng hồ với sự phối hợp nhịp nhàng của ekip mổ là các bác sĩ Việt Nam và Nhật Bản, ca mổ được thực hiện thành công. Bệnh nhân đang được các bác sĩ theo dõi và chờ các xét nghiệm để đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả, tránh di căn về sau.

Phát biểu cảm nghĩ sau ca mổ, BS. Nagasaka Satoshi đánh giá, các bác sĩ Khoa Lồng ngực bệnh viện Xanhpon có trình độ chuyên môn rất tốt, nắm rõ các thao tác chuyên môn, trang thiết bị của bệnh viện cũng rất hiện đại.

Qua chương trình hợp tác, giao lưu chia sẻ chuyên môn lần này, BS. Nagasaka Satoshi cho biết, việc có thể đào tạo, hướng dẫn mổ với chất lượng cao là rất cần thiết, như vậy có thể cho các bác sĩ trẻ Việt Nam được chứng kiến trình độ mổ cao cấp và nâng cao được kiến thức chuyên môn.

BS. Nagasaka Satoshi cũng chia sẻ, hoạt động hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cũng có những nguồn kinh phí nhất định tương đối lớn trong các chương trình hợp tác y tế. Tuy nhiên, các hoạt động hợp tác y tế hiện nay vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, đơn lẻ, không có sự tiếp nối.

Chính vì vậy, phía Nhật Bản đang đưa rất nhiều đề xuất, trong đó có việc xây dựng một tổ chức mang tính chất đầu mối tại Việt Nam để tổng hợp các nhu cầu về hợp tác về y tế với Nhật Bản của Việt Nam thông qua Cty AIC.

Ths Nguyễn Văn Trường (Phụ trách khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Bv Đa Khoa Xanh Pôn) nhấn mạnh: “Sự hợp tác giữa bác sĩ Việt Nam và bác sĩ Nhật Bản trong ca mổ rất thuận lợi. Nền y tế Nhật Bản nổi tiếng thế giới, trong lĩnh vực ung thư đứng hàng nhất, nhì trên thế giới, từ mặt nội khoa ung thư cũng như ngoại khoa, trình độ của bác sĩ Nhật Bản đã vượt trên tầm thế giới. Đây là cơ hội để cho bác sĩ Việt Nam giao lưu, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hợp tác với bác sĩ Nhật Bản tôi nghĩ rất tốt”.

Được biết, chương trình này xuất phát từ chỉ đạo của lãnh đạo Hà Nội và mong muốn từ phía Nhật Bản cũng như nguyện vọng của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC muốn đẩy mạnh hơn nữa hợp tác toàn diện về y tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Từ trước đến nay AIC đã có rất nhiều đóng góp về hợp tác y tế như hợp tác dược phẩm, đào tạo cho cán bộ y tế, trang thiết bị, khám chữa bệnh và nghiên cứu chung.

Đặc biệt trong dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, do đó AIC đã chọn hai bác sĩ có tay nghề giỏi ở Nhật Bản và đã từng có rất nhiều chương trình hợp tác với các bệnh viện lớn của Việt Nam. Đồng thời, ung thư phổi và ung thư trực tràng là loại ung thư phổ biến ở Việt Nam, do đó dự án đã chọn hai ca bệnh khó với những khối u lớn.

Cũng trong khuôn khổ hoạt động giao lưu về y tế, trong ngày 22/3, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) phối hợp với đối tác Nhật Bản tặng 30 thiết bị xử lý không khí và diệt khuẩn của Nhật cho Bệnh viện đa khoa Hà Đông.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.