Sôi sục chuyện “Hoa Kỳ tài trợ 3,7 triệu USD cho Viện Virus học Vũ Hán“

Viện Virus học Vũ Hán là một trong những phòng thí nghiệm cấp 4 - cấp an toàn nhất thế giới. Ảnh: AFP
Viện Virus học Vũ Hán là một trong những phòng thí nghiệm cấp 4 - cấp an toàn nhất thế giới. Ảnh: AFP
(PLVN) - Tuyên bố rằng chính phủ Hoa Kỳ đã giúp quỹ nghiên cứu virus corona lây lan sau khi tờ Daily Mail đưa tin có được tài liệu cho thấy “Viện Virus học Vũ Hán đã tiến hành thí nghiệm virus corona trên động vật có vú bắt giữ tại Vân Nam (cách Vũ Hán hơn 1.000 dặm) - được tài trợ bởi một khoản ngân sách 3,7 triệu USD từ chính quyền Hoa Kỳ".

Trong cuộc họp báo ngày 17/4, trả lời phóng viên của Newsmax về số tiền tài trợ này, Tổng thống Trump đã khẳng  định: "Chúng tôi sẽ sớm chấm dứt khoản tài trợ đó. Nó đã được thực hiện từ nhiều năm trước. Ai là Tổng thống khi đó, tôi tự hỏi?"

Cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani cũng đặt câu hỏi: "Tại sao Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) năm 2017 lại tài trợ 3,7 triệu USD cho Phòng thí nghiệm Vũ Hán ở Trung Quốc? Các khoản tài trợ như vậy đã bị cấm vào năm 2014".

Tuyên bố rằng chính quyền Hoa Kỳ tài trợ cho nghiên cứu virus corona có thể đề cập đến một khoản tài trợ do NIH cấp cho Liên minh EcoHealth, một nhóm nghiên cứu phi chính phủ tập trung vào các bệnh mới nổi do tương tác giữa người và động vật.

Báo cáo về khoản tài trợ của Hoa Kỳ cho Viện Virus học Vũ Hán đã đạt được sức hút trên phương tiện truyền thông xã hội và được nhiều nhân vật chính trị đề cập đến trên trang mạng xã hội cá nhân.

"Trong nhiều năm, Chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ cho các thí nghiệm động vật tại Viện Virus học Vũ Hán, có thể góp phần vào sự lan rộng toàn cầu của COVID-19" - Nghị sỹ Matt Gaetz (bang Florida) đã viết trên Twitter ngày 14/4. Ông Gaetz đã ca ngợi Tổng thống Donald Trump trên Fox News vì "cam kết chấm dứt Khoản trợ cấp cuối cùng của nước Mỹ (do chính quyền Obama thực hiện) cho các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán".

NIH đã liên tục tài trợ cho tổ chức này thực hiện các dự án kể từ năm 2002. Khoản tài trợ này được NIH trực tiếp giám sát và vẫn tiếp tục được thực hiện dưới thời chính quyền Tổng thống Trump cho đến khi bị hủy bỏ gần đây.

USA Today đưa tin, vào năm 2014, NIH đã được phê duyệt một khoản tài trợ cho Liên minh EcoHealth thực hiện dự án (hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán) để nghiên cứu về virus corona ở dơi và nguy cơ truyền bệnh sang người. 

Khoản tài trợ năm năm đầu đã được chính quyền Trump phê duyệt lại vào tháng 7/2019. NIH đã chuyển hơn 3,3 triệu USD tiền tài trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ cho dự án này.

Dự án nhằm nghiên cứu rõ những yếu tố nào cho phép các virus corona, bao gồm cả các chủng gần với virus SARS, phát triển và lây sang người, đã đưa ra 20 báo cáo khoa học về cách bệnh có thể truyền từ dơi lây sang người.

Robert Kessler, người phát ngôn của Liên minh EcoHealth cho biết, trong hai khoản tài trợ được Chính quyền Hoa Kỳ phê duyệt cho Liên minh EcoHealth, Viện Virus học Vũ Hán đã nhận được khoảng 600.000 USD từ NIH cho việc thu thập và phân tích các mẫu virus.

Trong khoản tài trợ được phê duyệt năm 2014, khoảng 133.000 USD đã được gửi đến Viện trong bốn năm đầu tiên và khoảng 66.000 USD trong năm 2019. Trong khoản tài trợ thứ hai được phê duyệt vào năm 2019, khoảng 76.000 USD đã được tài trợ cho Viện Virus học Vũ Hán, mặc dù chưa có khoản tiền nào được chuyển tới trước khi khoản tài trợ này bị chấm dứt. Ngày 23/4, NIH đã thông báo cho Liên minh EcoHealth về việc chấm dứt tài trợ và phần còn lại của khoản tài trợ (từng tuyên bố) đã bị hủy bỏ.

"Khoản tài trợ trị giá hơn 3,3 triệu USD trong 6 năm được phân bổ chính cho Liên minh EcoHealth (trụ sở ở New York, Mỹ) và đồng thụ hưởng là Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc), Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc (Thượng Hải), Viện Sinh học mầm bệnh (Bắc Kinh) và Trường Y khoa Duke-NUS (Singapore)", NIH cho biết trong một tuyên bố gửi tới USAToday. NIH không thảo luận chi tiết về quá trình ra quyết định liên quan đến các đối tượng tài trợ cụ thể.

Không có gì lạ khi Hoa Kỳ tài trợ cho các dự án nghiên cứu ở các quốc gia khác. NIH hàng năm cấp hơn 32 tỷ USD tài trợ nghiên cứu y sinh cho các tổ chức trên toàn thế giới.

Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia thuộc NIH xử lý nghiên cứu về bệnh, tài trợ cho 8.598 dự án đang hoạt động với tổng trị giá hơn 5,9 tỷ USD. Nhiều dự án trong số đó tiến hành ở hơn một chục quốc gia ngoài Hoa Kỳ.

Theo USAToday, hiện không có bằng chứng cho thấy, hoạt động tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ cho Viện Virus học Vũ Hán đã giúp dẫn đến đại dịch COVID-19. Các dự án được tài trợ bởi chính quyền Obama và Trump đã nhấn mạnh nguy cơ bùng phát dịch SARS-CoV-2 ở miền nam Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.