“Covid-19 đến từ đâu?” – câu hỏi gây hoang mang nhất thế giới thời điểm này

 Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh: AFP
Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh: AFP
(PLVN) - Tại sao nguồn gốc của đại dịch lại gây tranh cãi như vậy? Tổng thống Mỹ tin rằng virus có thể đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, mặc dù tình báo Hoa Kỳ từ chối ủng hộ điều này, trong khi cộng đồng khoa học cho biết không có bằng chứng hiện tại cho tuyên bố này.  

Có vấn đề gì khi virus được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc?

Những ca bệnh ban đầu được công bố có mối liên hệ với chợ thủy sản Vũ Hán, theo thông tin từ chính quyền Trung Quốc. Nếu những người này không bị nhiễm bệnh ở chợ, hoặc qua những người tiếp xúc bị nhiễm ở chợ, các nhà phê bình hỏi, thì làm thế nào để giải thích những trường hợp này?

Phòng thí nghiệm Vũ Hán có vai trò gì?

Hai phòng thí nghiệm ở Vũ Hán nghiên cứu virus corona ở dơi đã được “lôi vào cuộc”: Viện Virus học Vũ Hán (WIV) và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Vũ Hán.

Một số “thuyết âm mưu” đã được đưa ra. Đầu tiên là các nhà khoa học tại WIV đã tham gia vào các thí nghiệm với virus corona trên dơi, gì đó như là ghép gen chẳng hạn, rồi để virus trốn thoát và lây nhiễm cho con người. Một phiên bản khác là cấu thả trong đảm bảo an toàn sinh học của đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm và trong các quy trình, vì như thu thập hoặc xử lý mẫu vật động vật, làm phát tán loại virus này.

Có bằng chứng nào cho thấy virus đã được tạo ra không?

Các nhà khoa học cơ bản đồng thuận bác bỏ quan điểm virus được tạo ra. Trong một là thư hồi tháng 3, một nhóm nghiên cứu ở California do giáo sư vi sinh học Kristian Andersen dẫn đầu đã nói rằng dữ liệu di truyền cho thấy rằng Covid-19 không có nguồn gốc từ bất kỳ virus nào trước đây.

Họ cho rằng, nhiều khả năng là virus xuất hiện tự nhiên và trở nên mạnh hơn thông qua chọn lọc tự nhiên. Họ đề xuất hai kịch bản có thể giải thích chính xác nguồn gốc của virus SARS-CoV-2: chọn lọc tự nhiên trong vật chủ trước khi chuyển sang người; và chọn lọc tự nhiên ở người sau khi chuyển giao động vật.

Peter Ben Embarek - một chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới - về truyền bệnh từ người sang động vật và các chuyên gia khác cũng giải thích với tờ Guardian rằng nếu có bất kỳ thao tác nào của virus sẽ thấy bằng chứng trong cả trình tự gen và cả sự biến dạng trong dữ liệu của cây đột biến gia đình - một hiệu ứng được gọi là hiệu ứng mạng lưới.

Trong một tuyên bố với tờ Guardian, James Le Duc - người đứng đầu Phòng thí nghiệm quốc gia Galveston ở Mỹ - cũng cho rằng, có bằng chứng thuyết phục rằng loại virus mới này không phải là kết quả của kỹ thuật di truyền có chủ ý và nó gần như chắc chắn có nguồn gốc từ tự nhiên, vì nó có độ tương đồng cao với các loại virus corona liên quan đến dơi khác.

Liệu Vũ Hán có phải là nơi khởi phát dịch bệnh?

Khi Peter Forster, một nhà di truyền học tại Đại học Cambridge (Anh), đã so sánh trình tự bộ gen virus được thu thập sớm trong đợt bùng phát ở Trung Quốc, ông đã xác định được ba chủng trội.

Vào đầu đợt bùng phát, hai chủng dường như đã được lưu hành cùng một lúc - chủng A và chủng B - với biến thể C sau này phát triển từ chủng B.

Nhưng trong một phát hiện bất ngờ, phiên bản có sự tương đồng về gen gần nhất với virus corona ở dơi không phải là phiên bản phổ biến nhất ở thành phố Vũ Hán mà là sự phân tán các trường hợp sớm ở tỉnh Quảng Đông.

Forster giải thích, từ ngày 24/12/2019 đến ngày 17/1/2020, chỉ có ba trong số 23 trường hợp ở Vũ Hán là loại A, trong khi phần còn lại là loại B. Tuy  nhiên, 5 trong số 9 bệnh nhân ở tỉnh Quảng Đông được phát hiện có virus loại A.

Nói cách khác, vẫn khó có thể chắc chắn rằng Vũ Hán là nơi virus xuất hiện đầu tiên.

Nếu nguồn gốc vẫn còn quá nhiều tranh cãi, tại sao người ta vẫn nói về phòng thí nghiệm Vũ Hán?

Đại dịch đã làm trầm trọng thêm các cuộc đấu tranh địa chính trị hiện có, gây ra một cuộc “chiến tranh” không rõ ràng đã kéo dài ở Mỹ, Trung Quốc, Nga và các nước khác. 

Tình trạng kiến thức hiện tại về virus corona chủng mới và nguồn gốc của nó cho thấy vẫn cần lời giải thích chung rõ ràng. 

Xét nghiệm thêm ở Trung Quốc trong những tháng tới có thể thiết lập nguồn gốc của vụ dịch. Nhưng bây giờ có lẽ còn quá sớm, khi cả thế giới phải dồn sức chống lại sự lây lan và tác hại nghiêm trọng của dịch bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.