Sở Y tế Hà Nội sẽ vào cuộc làm rõ vụ "Mù mắt sau phẫu thuật tại Bệnh viện mắt Việt Nhật"

Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Quản lý hành nghề- Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) trao đổi với PV.
Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Quản lý hành nghề- Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) trao đổi với PV.
(PLVN) - Liên quan đến khiếu nại của người dân liên quan đến Bệnh viện Mắt Việt Nhật (số 122 Triệu Việt Vương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết đã tiếp nhận thông tin PLVN phản ánh và chỉ đạo bệnh viện báo cáo, làm việc với người bệnh và báo cáo kết quả về Sở. Nếu các bên không giải quyết được, Sở sẽ vào cuộc làm rõ.

Yêu cầu BV làm việc với người dân, báo cáo kết quả về Sở

Làm việc với PV ngày 24/12, ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Quản lý hành nghề - Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết sau khi nhận được phản ánh từ Báo PLVN, Sở đã yêu cầu Bệnh viện (BV) Mắt Việt Nhật báo cáo. 

Theo ông Trung, ngày 23/12 Sở Y tế nhận được Văn bản số 28/BC-VJEH của BV Mắt Việt Nhật báo cáo vụ việc liên quan đến quá trình phẫu thuật và điều trị của bệnh nhân Nguyễn Thị Hoàn. Báo cáo này đề ngày 8/12/2020.

Cùng thời gian với bà Hoàn, một sư thầy tên N (43 tuổi, ở Bắc Giang) đến BV Mắt Việt Nhật phẫu thuật thay thuỷ tinh thể và cũng bị nhiễm trùng, nhiễm nấm phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Trao đổi qua điện thoại, thầy N xác nhận thông tin và cho biết hiện mắt đang đau, đau đầu nên không thể nói chuyện với PV.

Tại văn bản này, BV Mắt Việt Nhật khẳng định việc khám, điều trị trước, trong và sau phẫu thuật không có sai sót về chuyên môn. Văn bản báo cáo Sở Y tế không đề cập tới nguyên nhân bệnh nhân bị viêm nội nhãn sau phẫu thuật- điều mà gia đình người bệnh nhiều lần trao đổi trực tiếp với phía BV Mắt Việt Nhật nhưng không được trả lời. 

Ông Trung cho biết trong trường hợp này nếu bệnh nhân và gia đình không đồng tình với giải thích, trả lời của BV Mắt Việt Nhật thì có quyền đề nghị thành lập Hội đồng chuyên môn đánh giá lại toàn bộ quá trình điều trị.

Nếu vẫn không đồng tình với trả lời của Hội đồng bệnh viện lập, bệnh nhân có thể yêu cầu Sở Y tế lập hội đồng chuyên môn đánh giá lại và nếu vẫn không đồng ý thì có thể đề nghị lên Bộ Y tế lập Hội đồng chuyên môn đánh giá lại. Cuối cùng nếu các bên vẫn không giải quyết được thì người bệnh có quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu giải quyết.

Hiện Sở Y tế đã yêu cầu BV khẩn trương làm việc với bệnh nhân để có hướng xử lý tốt nhất, sau đó báo cáo kết quả về Sở. Trường hợp giữa BV và gia đình không giải quyết được và bệnh nhân có đơn khiếu nại lên Sở thì Sở sẽ làm việc với các bên liên quan.

Điều bất thường ở văn bản nói trên là trong buổi làm việc với PV ngày 7/12, khi được hỏi đã báo cáo sự việc lên cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Sở Y tế Hà Nội chưa,  ông Trần Thế Hưng, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc BV trả lời đã có thông báo.

PV đề nghị cung cấp thời gian thông báo cụ thể thì ông Hưng cùng nhân viên hành chính bất ngờ nói đang có ca bệnh cấp cứu nên không thể tiếp PV nữa rồi rời khỏi phòng. Thế nhưng văn bản báo cáo trên lại ghi ngày 8/12 và Sở Y tế Hà Nội nhận được báo cáo vào ngày 23/12. Rõ ràng thông tin ông Hưng cung cấp có sự bất nhất.

Ở diễn biến khác, gia đình bà Hoàn cho biết đã gửi đơn đến Sở Y tế Hà Nội yêu cầu làm rõ các nội dung khiếu nại, xác định rõ trách nhiệm của BV Mắt Việt Nhật trong việc để xay ra tai biến đối với bà Hoàn. Đồng thời gia đình cũng đang tính tới phương án đưa sự việc ra tòa.

Báo cáo của BV Việt Nhật đề ngày 8/12 được Sở Y tế Hà Nội nhận được ngày 23/12 vừa qua.
 Báo cáo của BV Việt Nhật đề ngày 8/12 được Sở Y tế Hà Nội nhận được ngày 23/12 vừa qua.

Người bệnh cần làm gì để bảo vệ quyền lợi?

Việc người bệnh cho rằng quyền lợi bị ảnh hưởng và khiếu kiện để làm rõ là điều được ủng hộ. Thực tế nhiều bệnh nhân lựa chọn cách khởi kiện ra tòa sau khi đối thoại với BV không thành công. 

Trong tình huống này, LS Trần Văn Thành (Đoàn LS Hà Nội) tư vấn: Việc xác định lỗi trong tai biến y khoa đòi hỏi kiến thức sâu về chuyên môn và không phải người dân nào cũng hiểu rõ, nắm được nên thường ngại khởi kiện.

Tuy nhiên LS Thành cũng cho rằng, người bệnh nên thay đổi nhìn nhận, vì bản thân BV cũng là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, người bệnh là khách hàng và có quyền khiếu nại khi cảm thấy dịch vụ được cung cấp không đúng như thỏa thuận hoặc có sai sót.

Để tránh bị “lép vế”, người dân khi không thỏa mãn với các giải thích của BV thì người bệnh, gia đình người bệnh có thể yêu cầu BV cung cấp hồ sơ khám chữa bệnh như: Bệnh án, kết quả xét nghiệm, nhật ký điều trị, thuốc chỉ định… rồi sau đó tham vấn ý kiến các chuyên gia, cơ quan chuyên môn.

Đồng thời người bệnh có quyền yêu cầu lập Hội đồng giám định y khoa để xác định nguyên nhân tai biến y khoa. Cùng với đó là chuẩn bị đầy đủ các tài liệu chứng minh thiệt hại do tai biến y khoa gây ra để làm căn cứ khởi kiện ra tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin diễn biến sự việc.

Như PLVN đã phản ánh, từ 7/10/2020 bà Nguyễn Thị Hoàn (SN 1936) đến BV Mắt Việt Nhật (BV Việt Nhật) khám và được chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể mắt phải. Ths.Bs Trần Thế Hưng, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc BV là người trực tiếp phẫu thuật cho bà Hoàn.

Sau phẫu thuật 2 ngày bà Hoàn có biểu hiện sưng, đau liền quay lại BV khám. Nhiều ngày sau đó, bà Hoàn liên tục tái khám ở BV và được trả lời “bình thường”, rồi cho về nhà điều trị. Tuy nhiên, diễn tiến bệnh của bà Hoàn ngày càng nặng, ngày 26/10 bà được cho nhập viện điều trị.

Đến ngày 29/10 bà Hoàn được chuyển lên BV Mắt Trung ương điều trị. Theo chẩn đoán của BV Mắt Trung ương, bà Hoàn bị viêm nội nhãn ngoại sinh sau phẫu thuật, được chỉ định cắt dịch kính điều trị. Đến thời điểm này, bà Hoàn đã xuất viện, sức khỏe ổn định nhưng mắt phải mù vĩnh viễn. 

Phía gia đình người bệnh cho rằng lỗi thuộc về BV Mắt Việt Nhật, bệnh viện thiếu trách nhiệm trong điều trị, chậm chuyển tuyến mặc dù gia đình qua quan sát biểu hiện mắt bà Hoàn sưng tấy, có mủ và đau nhức đã rất lo lắng, liên tục gọi điện cho BS Hưng và khuyến cáo nếu nguy hiểm cần chuyển tuyến ngay. Sau khi xảy ra sự cố,  BV Mắt Việt Nhật cố ý chối bỏ trách nhiệm. Phía BV Mắt Việt Nhật phủ nhận những nội dung này.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.